Biện pháp 4: Tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm thế nào để việc rèn luyện kĩ năng sống của các em trở thành một nhu cầu không thể thiếu được và

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn tiếng việt (Trang 36 - 38)

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KNS TRONG MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI

2.2.4 Biện pháp 4: Tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm thế nào để việc rèn luyện kĩ năng sống của các em trở thành một nhu cầu không thể thiếu được và

luyện kĩ năng sống của các em trở thành một nhu cầu không thể thiếu được và phải tạo cho các em có cơ hội rèn luyện và phát triển.

Các vấn đề về kĩ năng sống nhiều khi cũng chỉ là những vấn đề rất thường nhật hàng ngày nhưng cũng có khi là những vấn đề rất tế nhị, nếu không có sự khéo léo của người giáo viên trong cách dẫn dắt thì nhiều khi trở nên nặng nề khó hiểu. Một vấn đề đưa ra phải luôn có tính mới mẻ, hấp dẫn thì mới cuốn hút được người học. Với học sinh tiểu học cái gì mà gắn với thực tiễn cuộc sống và các em được trải nghiệm thực sự thì các em sẽ rất nhớ, vì vậy việc tạo ra các cơ hội và cho các em tham gia trải nghiệm là rất quan trọng .

Ví dụ: Tập đọc: Khuất phục tên cướp biển

Giáo viên có thể tổ chức trò chơi khởi động tiết học với trò chơi" Phóng viên nhỏ". Các bạn trong lớp sẽ xử lí tình huống: Một bạn nhỏ bắt gặp nhiều người lạ đang đột nhập vào nhà dân trộm đồ. Nếu là bạn nhỏ ấy, em sẽ làm gì?

Với cách tạo tình huống khởi động tiết học này sẽ tạo cho các em sự phấn khích, hào hứng để trình bày ý kiến của mình, qua đó giáo viên dẫn dắt vào bài học hấp dẫn hơn. Qua đó cũng giáo dục các em các hành động để bảo vệ an toàn cho mình mà vừa vạch trần được kẻ xấu.

Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương

Sau hoạt động học xong, giáo viên có thể tổ chức cho các em trò chơi" Hướng dẫn viên du lịch" để giới thiệu cho khách tham quan về một cảnh đẹp ở địa phương mình. Qua trò chơi này học sinh không những được củng cố các nội dung trong bài mà học sinh còn được thể hiện khả năng giao tiếp, diễn đạt, vốn hiểu biết của mình...

Để tạo được hứng thú cho học sinh, cuốn học sinh vào hoạt động học cũng như rèn các kĩ năng sống thì giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ càng, biết cân nhắc từng phương pháp và thời điểm thực hiện các nội dung trên.

2.2.5 Biện pháp 5 . Lựa chọn thời điểm phù hợp trong mỗi bài học để giáo dục

kĩ năng kĩ năng sống cho học sinh

Mỗi bài học đều có những mục tiêu chung và mục tiêu riêng và cũng sẽ được lựa chọn những kĩ năng sống phù hợp để chú trọng rèn luyện cho các em nên việc tìm thời điểm thích hợp để thực hiện cũng rất quan trọng. Cũng có khi việc rèn luyện kĩ năng

sống được thực hiên trong suốt cả tiến trình của bài học nhưng cũng có khi được thục hiện ở một đơn vị học và cũng có khi được áp dụng sau mỗi bài học. Vậy người giáo viên phải thực sự có sự đầu tư nghiên cứu kĩ tìm ra con đường ngắn nhất mà lại đưa lại hiệu quả cao nhất cho việc giáo dục kĩ năng sống cho các em.

Ví dụ: Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ.

Khi học sinh tìm hiểu bài với câu hỏi: Nhận xét về cách xưng hô của hai mẹ con Với chi tiết : Cương lễ phép với mẹ và mẹ ân cần, dịu dàng khi nói chuyện với Cương. Giáo dục kĩ năng sống cho các em: lễ phép, ngoan ngoãn trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Qua đó cũng giáo dục các em kĩ năng giao tiếp.

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn tiếng việt (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w