Ảnh hưởng của thời gian hấp phụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi bã chè hoạt hóa H3PO4 định hướng hấp phụ kim loại nặng pb2+ trong xử lý môi trường (Trang 36 - 37)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian hấp phụ

0 50 100 150 200 250 30 40 50 60 70 H% Time (minute) PANi/C6 C6 C3 C1 PANi

Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ Pb2+theo thời

gian hấp phụ

Kết quả hấp phụ trong khoảng thời gian 0  240 phút, ta thấy khả năng hấp phụ ion kim loại Pb2+ của các vật liệu hấp phụ như sau:

PANi: trong khoảng thời gian mới đầu thì khả năng hấp phụ của PANi so với các vật liệu khác là nhỏ nhất. Trong 5 phút hiệu suất hấp phụ chỉ đạt 28,56%, trong khi đó các vật liệu khác dung lượng hấp phụ đạt từ 49,868% trở lên. Nhưng từ đó tới khoảng thời gian 120 phút, hiệu suất hấp phụ tăng vọt tới 62,84%, khả năng hấp phụ ngang bằng so với bã chè đã được hoạt hóa H3PO4.

Nhìn chung, bã chè hoạt hóa H3PO4 có khả năng hấp phụ kim loại Pb2+ khá tốt. Bã chè càng nhỏ, càng mịn thì khả năng hấp phụ càng tăng. Hiệu suất đạt trên 50%, nhưng với thời gian kéo dài thì khả năng hấp phụ không tăng lên đáng kể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khoảng thời gian hấp phụ từ 120  240

phút, hiệu suất hấp phụ thay đổi không đáng kể, chứng tỏ vật liệu đã đạt đến cân bằng hấp phụ.

Qua đây có thể thấy, vật liệu compozit PANi - bã chè hoạt hóa H3PO4 có khả năng hấp phụ cao hơn so với các vật liệu riêng rẽ, nhưng không quá lớn. Hiệu suất hấp phụ đạt từ 55,382 - 67,328 %. Cao hơn so với bã chè 5,363%, so với bã chè đã hoạt hóa và làm mịn là 1,625%. Và thời gian đặt cân bằng hấp phụ là từ 120  240 phút.

28

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi bã chè hoạt hóa H3PO4 định hướng hấp phụ kim loại nặng pb2+ trong xử lý môi trường (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)