Việt Nam
Thứ nhất, về luật pháp và cơ chế chính sách:
- Cần có sự thống nhất và cụ thể hóa giữa các luật và các văn bản dưới luật ở các lĩnh vực: giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải và hàng không dân dụng về dịch vụ vận tải đa phương thức ở Việt Nam.
- Cần có những chính sách riêng biệt về phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam.
Thứ hai, về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:
- Cần tập trung đầu tư, nâng cấp một số cảng lớn: Tân Cảng, Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, cảng hàng không dân dụng ở những tuyến vận tải ổn định, cụ thể để đáp ứng nhu cầu vận tải đa phương thức ở ba khu vực kinh tế phát triển trong cả nước.
- Đường bộ: xây mới hoặc đầu tư nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ đủ tiêu chuẩn Quốc tế về chuyên chở hàng hóa có trọng lượng lớn.
Đường liên tỉnh 25 với hai làn xe đã trở nên chật hẹp và xuốn g cấp vì hằng ngày có hàng ngàn xe tải vào lấy hàng. Khi các cảng biển trong nội thành thành phố di dời về khu Cát Lái, Hiệp Phước (Nhà Bè) thì áp lực giao thông trên tuyến đường liên tỉnh 25 càng căng thẳng. Do đó, việc đầu tư và mở rộng tuyến đường này là rất cấp bách.
-Đường sắt: Phát triển tuyến Hải Phòng - Yên Viên – Việt Trì – Lào Cai và ngược lại vì đây là tuyến đường nguy hiểm với các phương tiện đường bộ, cần nâng cấp đầu tàu, đầu tư thêm toa tàu để tăng công suất chở hàng.
Đầu tư thêm toa tàu để tăng công suất cho các ga chở hàng lớn như Yên Viên, Sóng Thần, Lào Cai, Xuân Giao.
Thứ ba, với các doanh nghiệp dịch vụ vận tải đa phương thức
- Cần có sự hiểu biết luật pháp về hoạt động vận tải đa phương thức, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp mình trong quá trình thực hiện kinh doanh dịch vụ vận tải
- Tập trung đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về kinh doanh vận tải đa phương thức cho doanh nghiệp, đồng thời có cơ chế chính sách đãi ngộ thỏa đáng.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường vốn đầu tư.
- Áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào quá trình quản lý và khai thác vận tải đa phương thức.
Dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam đã và đang hoạt động trong nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước. Nói về mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường, nhà kinh tế học Summuelson có viết “Điều hành một nền kinh tế không có cả Chính phủ lẫn thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay”. Nhà nước là nhằm tác động vào các mặt hoạt động của nền kinh tế để cho chúng vận động theo đúng quy luật; đồng thời, chính sách phải có tác dụng hạn chế được những mặt trái (tác động xấu) của kinh tế thị trường.
Nên chính sách của Chính phủ Việt Nam về phát triển vận tải đa phương thức cần có những nội dung phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, nội dung chính sách phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về dịch vụ vận tải đa phương thức, mà trước hết là các doanh nghiệp ASEAN.
KẾT LUẬN
Sau nhiều năm trở thành thành viên của WTO, vận tải đa phương thức Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ: Các doanh nghiệp vận tải trong nước bắt đầu cảm thấy sự nguy hiểm của cạnh tranh toàn cầu nên đã tích cực đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh, mua sắm đóng mới phương tiện vận tải, đa dạng hóa các dịch vụ và loại hình vận tải hàng hóa, …
Tuy nhiên, những cố gắng trên cũng chưa thể bù đắp được hết khoảng cách lạc hậu về công nghệ, kỹ thuật, vốn cũng như khả năng cung ứng dịch vụ của vận tải đa phương thức Việt Nam. Một trong số những vấn đề VIệt Nam đang gặp phải là cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu sự liên kết giữa các đơn vị vận tải trong nước. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung cùng ngành vận tải trong nước nói riêng. Thiết nghĩ, để đẩy mạnh quá trình giao thương với các quốc gia trên thế giới, Chính phủ cũng như các bộ ngành có liên quan trong thời gian tới nên quan tâm nhiều hơn tới vận tải đa phương thức, một loại hình vận tải với rất nhiều ưu điểm.
Chúng ta cần đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng cũng như các vận tải cấu thành: xây dựng, chấn chỉnh nhà kho, hệ thống vận tải trên bờ, hệ thống thông tin liên lạc; từng bước nâng cấp đội tàu biển, cải tạo và xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt giữa các vùng kinh tế trọng điểm. Bên cạnh đó, vấn đề đội ngũ cán bộ làm vận tải đa phương thức cũng như hệ thồng pháp luật cũng cần được quan tâm.
Hy vọng với những nỗ lực của chính phủ cũng như các doanh nghiệp, vận tải đa phương thức ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, đáp ứng tốt cho nhu cầu hội nhập của đất nước.
Tài liệu tham khảo
(1) Báo cáo thống kê – Tổng cục Đường bộ Việt Nam, 2016 (2) Cục Đường sắt Việt Nam, 2015
(3) Cục hàng hải Việt Nam, 2016
(4) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, 2016 (5) Cục Hàng không Việt Nam, 2016