Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Nhật Bản (Trang 35 - 36)

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN

3.2.3. Về phía doanh nghiệp

● Nâng cao năng lực cho các cán bô quản lý, cán bộ nghiên cứu, cán bộ về marketting giúp họ giỏi về nghiệp vụ, am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại. Đồng thời chú ý đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, hướng dẫn nghề nghiệp ngườ công nhân làm việc có hiệu quả hơn.

● Đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến, tiếp thu tiến bộ hoa học kỹ thuật trong nghành thủy sản qua đó nâng cao năng suất lao động giảm giá thành sản phẩm và năng lực cạnh tranh

● Nâng cao trình độ công nghệ thông tin ứng dụng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình và mở rộng thị trường.

● Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn nhu cầu của thị trường và dối thủ cạnh tranh.

● Kiểm tra chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo cho sản phẩm cảu doanh nghiệp sản xuất ra an toàn theo đúng quy định cầu của thị trường Nhật.

● Bên cạnh việc phát triển thương hiệu quốc gia, các doanh nghiệp cũng cần phải có chiến lược phát triển thượng hiệu của doanh nghiệp để nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu và phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thời gian vừa qua và xét trong bối cảnh thị trường hiện nay cho thấy rằng trong những năm tới sự cạnh tranh trên thị trường thủy sản Nhật Bản ngày càng gay gắt. Mặc dù vậy, bằng những nỗ lực của bản thân, các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước cùng các cơ quan ban ngành, hàng thủy sản của nước ta đã từng bước khẳng định được vị trí và khả năng của mình trên thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh mặt hàng này vẫn chưa cao do chất lượng sản phẩm còn thấp, ít về chủng loại, các hoạt động đẩy mạnh và xúc tiến xuất khẩu còn chưa thực sự phát triển và được chú trọng.

Nguyên nhân chủ yếu được cho là nằm ở khâu sản xuất và chế biến. Dây chuyển sản xuất quy mô còn nhỏ, rời rạc cũng như chưa có một tiêu chuẩn kĩ thuật quốc tế về an toàn chế biến – chất lượng sản phẩm. Kĩ thuật nuôi trồng và khai thác thủy sản chưa cao, sản phẩm ít có giá trị gia tăng, còn nhiều mặt sản phẩm tạp được sản xuất tràn lan mà ít có giá trị xuất khẩu. Trong khâu chế biến, các nhà máy chế biến chưa được đầu tư thích đáng và có chuẩn mực về mặt kĩ thuật nên nhiều công nghệ còn lạc hậu, dẫn đến đầu ra chất lượng sản phẩm không cao và chưa thực sự đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định hay nhu cầu thị trường Nhật Bản. Chính những yếu kém trong khâu sản xuất và chế biến là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khả năng cạnh tranh chưa cao về mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Lợi thế so sánh, xét cho cùng cũng chỉ là tiềm năng quốc gia, nó sẽ không thể trở thành lợi ích nếu không có một chính sách kinh tế được xây dựng trên cơ sở nhận thức đầy đủ và cơ chế thực hiện triệt để. Do vậy đề tài “Thực trạng xuất khẩu thủy - hải sản Việt Nam sang Nhật Bản trong giai đoạn 2015-2016” nhìn chung để nắm bắt được tình hình, phân tích, ghi nhận và đánh giá những thành công đồng thời tìm ra những mặt hạn chế với hy vọng giải quyết được những vướng mấc tồn tại trong các khâu quản lý, tổ chức sản xuất và xuất khẩu góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản của nước ta sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang Nhật Bản (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w