Câu 29 CTN Hy tế: khái niệm, các nhóm Sơ đồ các nguồn phát sinh CT từ hoạt động bệnh viện

Một phần của tài liệu Đề cương kiểm soát chất thải nguy hại trường ĐH Xây Dựng (Trang 26 - 29)

hoạt động bệnh viện

CTNH y tế là chất thải có 1 trong các thành phần như : máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan của người, động vật, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn ; dược phẩm ; hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế. Nếu những chất thải này ko đc tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Các nhóm :

- Chất thải lâm sàng - Chất thải phóng xạ - Chất thải hóa học

- Các bình chứa khi có áp suất - Chất thải sinh hoạt

Các loại chất thải rắn điển hình đc tạo thành từ các hoạt động của bệnh viện :

- Các CTR sinh hoạt

- Các cặn cống nạo vét từ các hệ thống cống rãnh thoát nước

- Các phế thải trong quá trình phẫu thuật người bao gồm các bộ phận cơ thể và các tổ chức nội tạng

- Các vật nhọn sắc và dễ gãy có tiếp xúc với máu, mủ trong quá trình mổ xẻ, các chất lỏng sinh học hoặc giấy thấm đã được sử dụng trong y tế, nha khoa

- Các gạc bông băng có máu mủ của bệnh nhân

- Các loại ống nghiệm nuôi cấy vi trùng trong các phòng xét nghiệm

- Các chất thải ra trong quá trình xét nghiệm

- Các loại thuốc quá hạn sử dụng

Phòng bệnh nhân truyền nhiễm Khu bào chế dược Phòng cấp cứu

Phòng xét nghiệm

chụp và rửa phim Khu vực hành chính

Phòng bệnh nhân không lây lan

Phòng mổ Buồng tiêm

Chất thải lâm sàng Bình áp suất

Chất thải sinh hoạt Chất thải hóa học

Chất thải phóng xạ

Công cụ luật pháp chính sách hay còn gọi là các công cụ pháp lý bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật (pháp lệnh, nghị định, quy định, các tiêu chuẩn môi trường, giấy phép môi trường ...), các kế hoạch, chiến lược và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế và các địa phương.

Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường.

Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là một khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp về việc sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất. Mục đích của thuế tài nguyên là

• Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên. • Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng

• Tạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài nguyên

Thuế/phí môi trường

Thuế/phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế/phí môi trường nhằm hai mục đích chủ yếu: khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho Ngân sách.

• Nguồn thu từ phí môi trường sẽ được dành riêng để chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường như để thu gom xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm, hỗ trợ các nạn nhân của ô nhiễm...

• Thuế/phí đánh vào nguồn ô nhiễm, thuế/phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm, phí đánh vào người sử dụng.

Nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái là một danh hiệu của Nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm và/hoặc trong quá trình sử dụng sản phẩm đó.

Nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng. Rất nhiều nhà sản xuất đã và đang đầu tư để sản phẩm của mình được công nhận là sản phẩm “xanh”, được dán nhãn sinh thái và điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải (như cao su...), các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm có ảnh hưởng tốt đến môi trường.

Giáo dục môi trường

Mục đích của giáo dục môi trường là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn và sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Giáo dục môi trường cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng kinh tế và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong việc sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, giáo dục môi trường bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động cơ và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.

Truyền thông môi trường

• Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ, từ đó giúp họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục

• Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường

• Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan và trong nhân dân

• Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi trường, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường

• Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường xuyên trong xã hội.

Một phần của tài liệu Đề cương kiểm soát chất thải nguy hại trường ĐH Xây Dựng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w