Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Mỹ 1 Giải pháp ở tầm vĩ mô

Một phần của tài liệu Chính sách nhập khẩu của hoa kỳ và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 25 - 29)

III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

2.Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Mỹ 1 Giải pháp ở tầm vĩ mô

2.1. Giải pháp ở tầm vĩ mô

 Đàm phán để được hưởng GSP của Mỹ.

 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến về thị trường Mỹ, về chính sách xuất nhập khẩu của Mỹ và Hiệp định Thương mại Việt Nam -Mỹ.

 Tiếp tục có chính sách hỗ trợ thương mại mạnh mẽ hơn nữa đối với việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ.

 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng đạt hiệu quả cao hơn.  Tích cực hỗ trợ hơn nữa về thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp.

 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo ra sự phù hợp với những quy định của luật pháp Mỹ và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ.

2.2. Giải pháp ở tầm vi mô

 Tích cực hơn, chủ động hơn, sáng tạo hơn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp của nước khác ở thị trường Mỹ.

 Đẩy mạnh công tác tiếp thị của các doanh nghiệp ở thị trường Mỹ.

 Chủ động tiếp cận công nghệ thông qua việc tích cực sử dụng có hiệu quả hơn hệ thống Internet.

2.3. Giải pháp đối với một số mặt hàng cụ thể

Hàng dệt may

- Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm

- Nâng cao tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm may

- Đảm bảo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đúng thời hạn quy định - Đưa nhanh sản phẩm may thâm nhập thị trường Mỹ.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ngành may

Hàng thuỷ sản

- Thứ nhất, cần phải tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý việc đánh bắt cá xa bờ và nuôi trồng thủy sản để một mặt đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, mặt khác đa dạng hóa chủng loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

- Thứ hai, tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật với nước ngoài trong việc chế biến hàng thủy sản xuất khẩu.

- Thứ ba, đảm bảo về mặt chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thực phẩm - Thứ tư, Bộ Thuỷ sản nên mở trang Web nhằm: giới thiệu tiềm năng thuỷ sản Việt Nam; phổ biến giới thiệu giống; nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản; giới thiệu thị trường trong đó giới thiệu về thị trường Mỹ như nhu cầu thị hiếu, khách hàng, quy định kỹ thuật với thuỷ sản nhập khẩu, thuế nhập khẩu đối với từng loại thuỷ sản, v.v…

- Cuối cùng: tăng cường các biện pháp khuyến khích xuất khẩu thủy sản. Chẳng hạn, có chính sách hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp Việt Nam như tài trợ xuất khẩu thủy sản và thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu thủy sản, quỹ tín dụng, v.v...

Mặt hàng giày dép

- Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng - Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh về giá

Hàng nông sản

- Đầu tư vốn và kỹ thuật để phát triển và mở rộng nguồn hàng nông sản xuất khẩu - Tăng cường năng lực chế biến để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu

- Hỗ trợ và khuyến khích xây dựng các tiêu chuẩn GMP, ISO, v.v... trong sản xuất và chế biến hàng nông sản, đồng thời hỗ trợ nắm bắt thông tin qua các Hiệp hội ngành hàng, qua các trung tâm phát triển ngoại thương của tỉnh, thành phố, qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nắm bắt thông tin về ngành hàng từ nước Mỹ qua mạng Internet.

KẾT LUẬN

Trong tiến trình hội nhập nền Kinh tế thế giới, Việt Nam còn gặp không ít những khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, với nỗ lực không ngừng về mặt chính trị cũng như việc tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do đang không ngừng giúp cho chúng ta gỡ bỏ bớt các rào cản trong các lĩnh vực thương mại nói chung cũng như xuất nhập khẩu nói riêng. Cho đến thời điểm hiện tại, một số Hiệp định thương mại đa phương và song phương của Việt Nam đã và đang có hiệu lực, tác động đến nền kinh tế, đến doanh nghiệp, người dân. Đặc biệt, trong năm nay, Việt Nam sẽ cùng lúc ký kết nhiều hiệp định thương mại tư do với mức độ tư do cao hơn như TPP, Việt Nam – EU.

Qua tiểu luận trên, nhóm 6 chúng em hy vọng rằng có thể mang lại cho độc giả một cái nhìn tổng quát về những biện pháp về thuế quan cũng như các hàng rào phi thuế quan trong chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ, từ đó nhìn nhận một cách khách quan về các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ cho Việt Nam và tăng cường phát triển thêm các ngành hàng xuất khẩu triển vọng để phù hợp với những quy định yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ cũng như thế giới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chính sách nhập khẩu của hoa kỳ và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 25 - 29)