0
Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

EVFTA giúp cắt giảm mạnh các loại thuếquan

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU (EVFTA) TRIỂN VỌNG, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ (Trang 30 -32 )

Ngay khi EVFTA có hiệu lực, 85,6% dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay lập tức (tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU), và 99,2% sẽ được xóa bỏ trong vòng 7 năm tiếp theo (tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU) – mức cao nhất trong số các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã từng ký kết. Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: một số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan (TRQs) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. (Tham khảo bảng 5)

Theo số liệu của tổng cục hải quan cho thấy, EU đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,31 tỷ USD năm 2012, tăng 22,7% so với cùng kỳ và chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 8,79 tỷ USD, tăng 13,48%. FTA sẽ là một cú hích quan trọng đối với xuất khẩu của Việt Nam.

Hiện tại, xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới chiếm khoảng 0,75% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU, trong đó, chỉ có 40% được hưởng thuế 0%, 60% còn lại phải chịu các mức thuế khác nhau. Nếu có FTA với EU, thuế nhập khẩu vào EU giảm xuống, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để thâm nhập hoặc tăng thị phần trên thị trường này. Theo ông Claudio Dordi, chuyên gia dự án MUTRAP III, nếu FTA Việt Nam – EU được ký kết, EU sẽ miễn giảm thuế quan đối với hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam mang lại lợi thế so sánh quan trọng cho hàng hóa của Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh khác lưu thông trên thị trường EU, giảm nguy cơ không được hưởng GSP.

Hiện nay mức thuế trung bình của hàng hóa Việt Nam phải chịu khi vào EU là khoảng 4%, song nếu tính theo tỷ trọng thương mại, mức này lên đến 7% do phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều thuộc nhóm bị đánh thuế nhập khẩu cao. Như vậy, khi EVFTA chính thức được thiết lập, hàng hóa Việt Nam khi vào thị trường EU sẽ được lợi lớn về mặt thuế suất, góp phần làm tăng tính cạnh tranh của hàng Việt Nam tại EU. Chỉ riêng việc cắt giảm thuế quan sẽ làm hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang EU tăng từ 30%–40% so với trường hợp không có Hiệp định. Các ngành có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA bao gồm: dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm… Khu vực dịch vụ theo kỳ vọng cũng sẽ được mở rộng đáng kể nhờ EVFTA, và có thể góp phần làm tăng hiệu suất cho toàn bộ nền kinh tế.

Da giày là ngành xuất khẩu chiến lược của VIệt Nam. EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất

của ngành này ( đạt 8,8 tỷ dolar Mỹ - chiếm 35% tống kim ngạch xuất khẩu ngành này năm 2012). Trước hết là việc cắt giảm thuế từ 12,4% về 0% tạo cho ngành có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác với chi phí phù hợp, tăng khả năng cạnh tranh hướng đến sự phát triển bền vững.

Việt Nam hy vọng rằng xuất khẩu của các mặt hàng giầy dép khác nhau sẽ tăng từ 7%

lên 21% và có thể tăng lên từ 14- 16% vào cuối tháng 3 sau khi các biện pháp chống

bán phá giá hết hiệu lực.

Với dệt may, thị trường EU là thị trường lớn thứ 2 của ngành (chiếm 14,6% tổng kinh ngạch

xuất khẩu toàn ngành). Việc cắt giảm thuế từ 11,7% xuống còn 0% chắc chắn sẽ là động lực tăng trưởng cho dệt may Việt Nam vào EU trong thời gian tới. Cụ thể là năm mặt hàng may mặc

xuất khẩu nhiều nhất sẽ được hưởng lợi (com-lê của nữ, năm là 285 triệu và 233 triệu

USD, áo khoác nam, nữ là 211 triệu và 207 triệu USD, và hàng dệt kim là 166 triệu

USD). Đồng thời, việc EU giảm thuế đối với hàng may mặc của Việt Nam cũng sẽ

thúc đẩy xuất khẩu với mức trung bình trên 20%.

Với nông thủy sản, EU là thị trường lớn và đặc biệt quan trọng của ngành thủy sản Việt

Nam.Hiện tại EU đang áp thuế hang thủy sản 10,8% (cao hơn thuế suất bình quân là 3,8%). Vì vậy, EVFTA xóa bỏ thuế suất sẽ tạo lợi thế quan trọng cho Việt NAm với các đối thủ khác trên thị trường EU.

Có thể thấy, gỡ bỏ các hàng rào thuế quan trong thương mại với EU đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, một phần vì EU là thị trường đa dạng và rộng lớn, song mặt khác cũng bởi hàng hóa thế mạnh của mỗi bên vốn mang tính bổ trợ cho nhau chứ không cạnh tranh một cách trực tiếp.

máy, dệt may, da giày, cà phê, thủy sản. Ngược lại, EU xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là những sản phẩm công nghệ cao như các thiết bị máy móc cơ khí, máy bay, dược phẩm. Do đó việc kí kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ mở ra cơ hội cho cả 2 phía. Đặc biệt, EVFTA sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam miễn thuế với khoảng 500 triệu dân và đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam như miễn thuế với ít nhất 90% số dòng thuế hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU.

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU (EVFTA) TRIỂN VỌNG, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ (Trang 30 -32 )

×