CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Nhận xét ưu và nhược điểm của quy trình tín dụng tại ACB

Một phần của tài liệu tiểu luận tín dụng ngân hàng quy trình và sản phẩm tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu ACB (Trang 35 - 40)

4.1. Nhận xét ưu và nhược điểm của quy trình tín dụng tại ACB

Tùy vào điều kiện và yêu cầu mà mỗi ngân hàng có một quy trình tín dụng riêng. Qua tìm hiểu và khảo sát các liệu liên quan cũng như qua các anh chị cán bộ tín dụng tại ACB, nhóm chúng em đưa ra một số nhận xét sau về quy trình tín dụng tại ngân hàng ACB

4.1.1. Ưu điểm

Có thể nói quy trình tín dụng tại ngân hàng Á Châu được xây dựng khá chặt chẽ và các bước các công đoạn được đầu tư khá bài bản và logic từ việc hướng dẫn KH làm hồ sơ vay, thẩm định KH, đến thẩm định dự án đầu tư, lập thành tờ trình,…Quy trình cấp tín dụng rõ ràng như vậy sẽ làm cho công tác thẩm định được diễn ra thuận lợi và dễ dàng. Quy trình này còn được áp dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống và nhìn chung trong thời gian qua đã được cán bộ tín dụng tuân thủ nghiêm túc. Mặt khác quy trình tín dụng được xây dựng trên cơ sở sự phối hợp thống nhất để đưa ra quyết định. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và các bộ phận chức năng trong quá trình tín dụng, sự phối hợp hiệu quả sẽ phát huy được tính độc lập của mỗi bộ phận đồng thời tạo ra mối quan hệ thống nhất, không chồng chéo lẫn nhau.

Trong quy trình tín dụng của ngân hàng ACB thì khâu thẩm định tín dụng được chú trọng. Đặt biệt nó được chia thành nhiều khâu nhỏ và có sự phân công thẩm định cho từng khoản vay vốn của KH. Đối với trường hợp số vốn vay của KH từ 10 tỷ trở lên, thì bên cạnh cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định đảm bảo việc thẩm định thì có sự bổ sung thêm một cán bộ tín dụng khác thẩm định khoản vay. Điều này đảm bảo tính khách quan trong quá trình thẩm định, hạn chế những sai lầm trong quyết định cho vay.Việc ký duyệt các giấy tờ thẩm định cũng được phân công, phân nhiệm rõ ràng theo mức vay. Chứng tỏ rằng có sự kiểm tra, đánh giá từ nhiều phía đối với việc quyết định cho vay các khoản vay vớn của KH. Sự hiệu quả này được thể hiện rõ nhất trong chỉ số nợ xấu của ACB trong những năm qua.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì trong quy trình tín dụng của ACB vẫn còn có một số hạn chế. Đặc là khâu phân tích tín dụng - khâu quyết định trực tiếp đến việc cấp tín dụng của ngân hàng.

Trong quy trình thẩm định phương án kinh doanh Ngân hàng chỉ chú trọng vào việc phân thích các hệ số tài chính để đánh giá khả năng chi trả của KH. Nhưng mục đích chính của việc phân tích này giúp cho cán bộ thẩm định những lĩnh vực quan tâm chứ không cung cấp một bằng chứng mang tính kết luận rằng chúng đang hiện hữu một sự bất ổn nào.

Trong quy định về nội dung phân tích thông tin định tính thì ngân hang chưa có sự hướng dẫn chi tiết. Điều này sẽ khiến cho những thông tin quan trọng bị bỏ sót nếu CBTD chưa có kinh nghiệm.

4.1.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng tại ngân hàng ACB có thể xem là tương đối hoàn chỉnh, quy trình này đã bao gồm đầy đủ 6 bước của một quy trình tín dụng thông thường (lập hồ sơ tín dụng, thẩm định, quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát thu nợ, thanh lý hợp đồng). Tuy nhiên theo tốc độ phát triển của xã hội, những thay đổi trong quy định, quy tắc thực hiện của cơ quan các cấp không đồng bộ, và tính chất phức tạp của môi trường, mở rộng quy mô kinh doanh đã phần nào làm cho quy trình trở nên lỏng lẻo, có khe hở dù đã được nghiên cứu và xây dựng kỹ. Do đó, ngân hàng vẫn phải thường xuyên cập nhật thông tin, hoàn thiện quy trình sao cho phù hợp với thời đại mới. Đặc biệt là tiếp thu sự hỗ trợ từ các đối tác nước ngoài luôn có kinh nghiệm trong việc thực hiện quy trình, hạn chế rủi ro để xây dựng nên một quy trình thật sự thích hợp đối với môi trường kinh tế Việt Nam và đặc trưng riêng của mỗi ngân hàng.

Nâng cao hiệu quả trong việc thu thập và sử dụng thông tin trên báo chí phục vụ cho công tác phân tích KH doanh nghiệp. Việc thu thập, xử lý nguồn thông tin từ báo chí phải được thực hiện thường xuyên và có sự sàng lọc kỹ càng. CBTD phải không ngừng hoàn thiện kỹ năng sử dụng hệ thống thông tin trên báo chí, nhằm rút ngắn thời gian, hỗ trợ tốt trong thẩm định KH. Bên cạnh đó, ngân hàng nên thiết lập mối quan hệ với các cơ quan báo chí chính thống, để biết được thông tin nhanh nhất,

Ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của KH. Trong quá trình tiếp xúc và thu thập thông tin về KH, CBTD xác minh rõ về nhân thân của KH ngay trong quá trình thu nhận hồ sơ và thẩm định. CBTD thận trọng với các KH mới nhưng cũng không quá tin tưởng những KH đã có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng mà bỏ qua các quy tắc, quy trình nghiệp vụ. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiện gian dối nào của KH thi phải ngừng giải ngân hoặc theo dõi thu hồi nợ trước hạn.

Hạn chế sự gian lận, thiếu trung thực và các sai phạm nghiệp vụ của CBTD. Thiết lập hệ thống kiểm tra độc lập việc thực hiện nghiệp vụ của nhân viên. Việc kiểm tra này có thể được thực hiện thường xuyên, định kỳ, đột xuất bởi bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ. Bên cạnh đó, cần quy định rõ trách nhiệm của CBTD về tính xác thực của thông tin nêu ra trong báo áo phân tích tín dụng, trách nhiệm kiểm tra giám sát các khoản vay mà mình theo dõi. Đặc biệt xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm có chủ ý của cán bộ tín dụng để làm gương cho toàn hệ thống ngân hàng.

4.2. Chiến lược phát triển tín dụng của ngân hàng ACB gia đoạn tới

Ngân hàng ACB luôn dẫn đầu mảng bán lẻ ngành ngân hàng, với cơ cấu, KH cho vay 90% đế từ cá nhân và doanh nghiệp SME. Cùng với đó là chất lượng tài sản giá trị cao và tỉ lệ nợ xấ thấp nhất ngành được bảo trợ bởi những hoạt động quản trị chuẩn mực giúp ACB duy trì sự ổn định và tăng trưởng bền vững của mình suốt 5 năm qua.Hiện lãi suất cho vay đối với KH cá nhân tại ACB dao động từ 9% đến 12%/năm, trung bình 9,27%/năm; lãi suất đối với các SME là 7,5 - 8,5%/năm. ACB đã áp dụng chính sách lãi suất cho vay ưu đãi cho các doanh nghiệp giao dịch với Ngân hàng. Bằng cách này, ACB đánh đổi hệ số NIM cho các mục tiêu dài hạn như giảm rủi ro tín dụng, tăng tiền gửi không kỳ hạn/tổng tiền gửi.

Với ACB, Hội đồng quản trị ngân hàng này đã vạch ra một chiến lược phát triển mới cho giai đoạn 2020 - 2024, gọi tắt là “Ngân hàng tương lai”, khác với “Ngân hàng quá khứ”. Đối với Ngân hàng tương lai, ACB đặt mục tiêu nhanh chóng mở rộng cơ sở KH trong giai đoạn 2018 - 2019 và dự kiến sẽ đạt được doanh thu và lợi nhuận đáng kể sau 2 năm.Các KH mục tiêu mới bao gồm các cá nhân tiệm cận với KH hiện tại về thu nhập, các doanh nghiệp mới được thành lập từ kinh doanh hộ gia đình, các chuyên gia trình độ cao trong các ngành nghề...

Trong giai đoạn 2019 - 2024, ACB có kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm phù hợp với mức tăng trưởng của ngành. Đồng thời, tăng trưởng có thể chậm lại để ưu tiên công tác quản lý rủi ro. ACB là ngân hàng tập trung vào KH SME và cá nhân.Trong việc mở rộng các KH SME, ACB đặt mục tiêu thu hút các nhà cung cấp và nhà phân phối của các doanh nghiệp cốt lõi trong chuỗi cung ứng thông qua chính sách giá hợp lý về lãi suất và phí.Hơn nữa, Ngân hàng áp dụng các giải pháp dài hạn và đồng bộ trong việc cung cấp các gói sản phẩm cho KH. Nhân viên của các KH SME cũng là nguồn KH cá nhân trả lương qua ngân hàng, trong đó ACB đặt mục tiêu tăng doanh thu bằng các hình thức upsell, cho vay tín chấp bằng thẻ tín dụng và cung cấp các khoản vay tiêu dùng khác.Với phân khúc này, hiện ACB có 1,8 triệu KH và Ngân hàng đặt mục tiêu sẽ có 5 triệu KH trong năm 2019. Đối với phân khúc KH cá nhân siêu giàu, ACB đặt kế hoạch tăng huy động và tăng thu nhập từ bancassurance và thẻ tín dụng. Đồng thời, ACB cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng có chất lượng tài sản tốt hơn và tỷ lệ NIM cao hơn. ACB có thế mạnh về cho vay tiêu dùng, nhưng các khoản vay này chủ yếu có thế chấp.

Dư nợ cho vay tín chấp tại ACB chỉ bằng 0,41% tổng dư nợ cho vay, chủ yếu là thông qua thẻ tín dụng cho các KH phân khúc thu nhập khá (có thu nhập cao hơn 200 triệu đồng mỗi năm) với tỷ lệ nợ xấu rất thấp.

Bên cạnh đó, ACB cũng từng bước áp dụng giải pháp “Ngân hàng kỹ thuật số”, nhằm đảm bảo khả năng phục vụ số lượng KH đang gia tăng nhanh. Giải pháp ngân hàng kỹ thuật số đã được ACB triển khai trong giai đoạn 2017 - 2018 và vẫn còn một khối lượng công việc lớn cần hoàn thành trong giai đoạn 2019 - 2022.Ngân hàng bắt đầu tiến hành lắp đặt máy giao dịch tiền mặt - CDM trong quý IV/2018, cho phép ACB mở rộng cho vay tín chấp tới KH phổ thông với chi phí hoạt động thấp kể từ năm 2019, nhưng Ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín chấp ở mức vừa phải. Tỷ lệ CAR hiện theo Basel II là trên 8% và tại ACB cải thiện lên 8,6 - 8,7% vào cuối năm 2018, dự kiến đạt gần 10% vào cuối năm 2019.

KẾT LUẬN

Hoạt động ngân hàng chủ yếu là nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng. Với những gì đã nghiên cứu trong bài tiểu luận chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Nếu việc cấp các khoản tín dụng không được diễn ra theo đúng quy trình của nó thì rấ dễ xảy ra rủi ro dẫn đến thiệt hại cho các ngân hàng.Vậy nhằm hạn chế tối đa cũng như tránh được những rủi ro trong tín dụng, thì các ngân hàng cần phải có một quy trình tín dụng đúng đắn và phù hợp. Với mục tiêu thu hút sự khác biệt và là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ngân hàng ACB là ngân hàng tiên phong trong việc cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ hiện đại trong và ngoài nước. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh tốt ở thị trường tín dụng Việt Nam, tạo cơ sở vươn ra thị trường quốc tế, ACB còn phải thật sự có nhiều nỗ lực trong việc củng cố, nâng cao năng lực tài chính, trình độ quản lý nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng và đặc biệt là ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng sản pphẩm dịch vụ phù hợp với các phân khúc khách hàng mục tiêu làm nên thương hiêu của ACB trên thị trường tín dụng.

Một phần của tài liệu tiểu luận tín dụng ngân hàng quy trình và sản phẩm tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu ACB (Trang 35 - 40)