hàng khác
Cho vay bảo đảm bằng bộ chứng từ xuất khẩu là một trong những sản phẩm thế mạnh của SHB, đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Hiện nay cũng có rất nhiều ngân hàng tài trơ doanh nghiệp theo sản phẩm này. Mỗi ngân hàng có một điểm mạnh riêng. Để hiểu rõ tính cạnh tranh của SHB, dưới đây là phần so sánh sản phẩm cho vay bảo đảm bằng bộ chứng từ xuất khẩu với 3 ngân hàng thương mại khác đó là: Techcombank, MSB, BAOVIET Bank.
Nhìn chung, các ngân hàng đều hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu một cách nhanh chóng, linh hoạt; tỷ lệ chiết khấu cao; lãi suất và phí chiết khấu cạnh tranh, thay đổi từng thời kì; không cần thêm tài sản đảm bảo nếu đáp ứng đủ điều kiện chiết khấu; ngoài ra doanh nghiệp còn được tư vấn lập bộ chứng từ và có nhiều chương trình ưu đãi đi kèm khi tham gia vào sản phẩm này.
Tuy nhiên, ba ngân hàng trên đây có một số ưu điểm vượt trội hơn so với ngân hàng SHB. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa các ngân hàng với nhau.
Thứ nhất là ngân hàng Techcombank, Techcombank được xét có độ uy tín cao hơn SHB do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố vào ngày 25/6 / 2019. Techcombank xếp thứ 3 còn SHB nằm trong Top 10. Điều này đôi phần ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của các khách hàng khi lựa chọn dịch vụ của các ngân hàng. Trong những năm gần đây, Techcombank hết sức chú trọng vào việc đào tạo cán bộ nhân viên điều này đưa ngân hàng vươn lên hàng đầu về chất lượng cán bộ nhân viên trong hệ thống NHTM Việt Nam. Họ góp phần quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng, làm hài lòng khách hàng một cách hiệu quả. Ngoài ra ưu điểm trong sản phẩm Cho vay bảo đảm bằng bộ chứng từ xuất khẩu là thời gian chiết khấu tối đa là 12 tháng, còn SHB chỉ là 6 tháng.
Thứ hai là ngân hàng MSB, Ngày 17/6/2019, MSB được Ngân hàng Nhà nước trao quyết định áp dụng Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo chuẩn mực quốc tế Basel II. Đây là chứng nhận cho hoạt động an toàn, hiệu quả và minh bạch theo những nguyên tắc quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, giúp MSB nâng cao vị thế, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Trong đó SHB đang
đặt mục tiêu sớm đạt chuẩn Basel II. Về đặc điểm và điều kiện áp dụng sản phẩm Cho vay bằng bộ chứng từ xuất khẩu của MSB tương đối giống với SHB.
Thứ ba là ngân hàng Bảo Việt, BAOVIET Bank được thành lập năm 2008, tuổi đời còn non trẻ nên vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, cập nhật và đổi mới các sản phẩm. Với sản phẩm Cho vay bảo đảm bằng bộ chứng từ xuất khẩu này, ngân hàng có những chính sách ưu đãi rất thuận lợi nhằm thu hút khách hàng.
Mỗi ngân hàng đều có điểm yếu điểm mạnh riêng, do đó SHB cũng có được nhiều yếu tố cạnh tranh so với các ngân hàng khác. SHB có điểm giao dịch cả trong và ngoài nước. Với gần 500 ngân hàng đại lý trên toàn cầu, ngân hàng có lợi thế lớn trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Ngoài ra, trong năm 2017, SHB đã trở thành thành viên chính thức của Cục Hàng hải Quốc tế ICC (IMB), giúp ngân hàng xác minh thông tin liên quan đến lô hàng. Thêm vào đó, tháng 9/2018, SHB đã ký kết Hợp đồng tín dụng khung với Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC). Đây cũng là lợi thế cho các khách hàng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu đến/từ các nước thành viên IBEC (Nga, Bulgari, Mông Cổ, Ba Lan, Romani, Slovakia, Séc và các thành viên khác) được ưu tiên. Riêng đối với sản phẩm Cho vay bảo đảm bằng bộ chứng từ xuất khẩu so với BAOVIET BANK, phương thức thanh toán của BAOVIET Bank chỉ bao gồm L/C trả ngay hoặc L/C trả chậm, nhờ thu trả ngay (D/P) hoặc nhờ thu trả chậm (D/A) trong khi SHB đa dạng hơn rất nhiều, ngoài các phương thức thanh toán mà Ngân hàng Bảo Việt sử dụng thì SHB còn có thêm L/C UPAS (thư tín dụng trả ngay có thể trả chậm), L/C chuyển nhượng và CAD (Giao chứng từ trả tiền ngay). Bên cạnh đó, tỷ lệ chiết khấu bộ chứng từ tối đa của BAOVIET Bank là 95%, thấp hơn so với tỷ lệ chiết khấu bộ chứng từ tối đa của SHB (98%).
Như vậy, các ngân hàng đều có lợi thế cạnh tranh riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu, mối quan hệ với ngân hàng mà các doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn sản phẩm của mỗi ngân hàng khác nhau. SHB cần cải thiện, nâng cao thêm những điểm mạnh của mình để có thể tiếp cận được ngày càng nhiều khách hàng.
KẾT LUẬN
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển ngày càng nhiều đòi hỏi hoạt động tín dụng của ngân hàng phải thật hiệu quả. Một quy trình tín dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả rất cao cho ngân hàng trong đó quy trình thẩm định tín dụng là khâu quan trọng nhất. Nếu việc thẩm định không tốt rất dễ xảy ra rủi ro dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng là vấn đề mang tính quyết định đến hoạt động của ngân hàng do đó SHB đã và đang nỗ lực đổi mới, hoàn thiện kịp thời để không ngừng nâng cao doanh số cũng như chất lượng của hoạt động tín dụng đối với các khoản tín dụng nói chung và các khoản tín dụng doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó thì cũng không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót mà ngân hàng cần tập trung giải quyết để nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường.
Hướng tới mục tiêu TOP 3 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam và đạt chuẩn quốc tế Basel II, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, SHB chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ, xác định chiến lược ngân hàng số…giảm thiểu chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất lao động; phát triển mạnh mẽ hoạt động bán lẻ, khai thác tối đa lợi thế và tiềm năng của Công ty tài chính tiêu dùng SHB (SHB FC). Đồng thời, SHB tập trung khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh khác biệt của mình từ quy mô hệ thống tệp KHDN lớn sẵn có và hệ sinh thái của KHDN lớn là các KHDN nhỏ và vừa, KHCN… bằng các sản phẩm theo chuỗi trên nền tảng công nghệ mới.
Cuối cùng, để bài viết được hoàn thiện hơn em rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ cô giáo. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn những bài học và kinh nghiệm quý báu mà giảng viên ThS Mai Thị Hồng đã chia sẻ để giúp chúng em hoàn thiện bài tìm hiểu này.