- công su th in nay ch t ng ng 7% nhu cu dân s à L t.
Ngày làm việc thứ sáu, thứ Hai ngày
thứ Hai ngày 28
Tầm nhìn và mục tiêu chiến lược
10Khung Khung
- Bảo vệ và tôn giá trị rừng trong đó có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Kết nối đất nông nghiệp, không gian xanh, công viên đô thị mở để tăng cường lĩnh vực du lịch và đặc biệt là làm việc với Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Bi Đúp để phát triển du lịch sinh thái (làng du lịch sinh thái, khu cắm trại…).
- Tại Đà Lạt, xây dựng các khu vực trồng hoa ở trong và ngoài thành phố có ứng dụng công nghệ cao. Dự trù địa điểm tổ chức festival hoa. Đưa không gian xanh có hoa vào cảnh quan đô thị và xây dựng một trang trại sinh thái trong hệ thống công viên của thành phố.
- Xây dựng một trục và các không gian văn hóa nghệ thuật trong thành phố Đà Lạt và ở Đan Kia.
- Tăng cường và xây dựng các trục giao thông kết nối các khu vực đô thị của lãnh thổ, về mặt kinh tế kết nối Đà lạt với mạng lưới quốc gia và quốc tế và giữ gìn hành lang sinh thái quanh thành phố.
- Phân loại hệ thống đường bộ của Đà Lạt.
- Xây dựng một hệ thống giao thông công cộng kết nối các thành phố và các địa điểm du lịch. Trong thành phố cần xây dựng một hệ thống giao thông công cộng và mạng đường dành riêng cho người đi bộ (đường xanh).
Một buổi được dành để nói về các thách thức đặt ra cho việc quy hoạch ở quy mô phường: nghiên cứu và dự án quy hoạch để cải thiện đời sống các làng trong khuôn khổ phát triển phía tây Hà Nội. Mời độc giả tham khảo dự án nghiên cứu chi tiết của công ty tư vấn về quy hoạch đô thị và cảnh quan INTERSCENE nêu trong danh mục tài liệu cần tìm đọc xuất hiện ở cuối chương hoặc tham khảo trang web www.tamdaoconf.com. Sau khi Christine Larousse giới thiệu kết quả chẩn đoán thực trạng, học viên được yêu cầu tổng hợp nhằm đề xuất một dự án, đồng thời thực hiện một bản vẽ thể hiện những khó khăn khi thực hiện dự án. Sau đó các
Buổi sáng của ngày làm việc cuối cùng dành cho Mai Linh Cam giới thiệu «Ma trận đô thị. Ma trận phân tích lãnh thổ, các mạng lưới, thể chế, xã hội», đây là một công cụ do bộ phận Chính quyền địa phương và phát triển đô thị của AFD thiết kế. Ma trận đã được thử nghiệm cho thành phố Addis Ababa của Ethiopia.
Trong Excel, ma trận gồm năm bảng: dữ liệu cơ bản – phiếu thông tin về thành phố; các yếu tố cần thể hiện trên bản đồ - phân tích tổ chức không gian rất quan trọng; bản tổng
quả» - hình ảnh của thành phố - xây dựng từ nhiều tiêu chí – lãnh thổ, các mạng lưới, xã hội và thể chế. Cấu trúc của mỗi bảng gồm có:
- lãnh thổ: hình thái (sáu chỉ số); rủi ro (bốn chỉ số); đất đai (ba chỉ số); môi trường (bốn chỉ số);
- mạng lưới và dịch vụ: nước (bốn chỉ số); dịch chuyển (năm chỉ số); năng lượng (ba chỉ số); rác thải (ba chỉ số); thiết bị (bốn chỉ số); - xã hội: dân số (ba chỉ số); nhà ở (ba chỉ số); tính công dân (ba chỉ số); kinh tế địa phương (sáu chỉ số);
- thể chế: hành chính (bốn chỉ số); quản trị (sáu chỉ số); tài chính địa phương (năm chỉ số). Học viên làm việc theo nhóm để điền vào ma trận dựa trên dữ liệu được giảng viên cung cấp về thành phố Addis Ababa. Mục tiêu của buổi làm việc này là nêu bật các mặt mạnh của ma trận, đó là một phương tiện đối thoại và là một công cụ sư phạm giúp hiểu rõ hơn một thành phố, các thể chế…và ma trận hỗ trợ xác định lĩnh vực nào cần ưu tiên can thiệp.
Buổi chiều lớp chuyên đề chuẩn bị báo cáo vào sáng thứ Ba những gì đã học và tiếp thu được.