Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với ngành caosu

Một phần của tài liệu Ngành cao su Việt Nam Thực trạng giải pháp phát triển bền vững (Trang 39 - 40)

4. Thảo luận và kiến nghị: Khía cạnh chính sách để ngành caosu phát triển bền vững

4.2. Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với ngành caosu

Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy rằng các loại cây hàng hóa phục vụ xuất khẩu như điều, cà phê, đậu tương… luôn luôn có tính chu kỳ, khi thị trường tiêu thụ phát triển đỉnh điểm, hàng hóa đạt mức giá rất cao, là động lực mở rộng sản xuất (Nevins and Peluso, 2008; Hall et al. 2011). Cung sản phẩm hàng hóa ra thị trường tăng nhanh trong thời gian ngắn trong khi cầu tăng trưởng chậm hơn gây tồn về cung, từ đó đẩy giá giảm. Mặt hàng cao su thiên nhiên cũng nằm trong xu hướng này. Giá cao su thiên nhiên tăng cao trong giai đoạn cuối năm 2010 đến năm 2011 sau đó giảm sâu từ năm 2012 đến nay. Tại Việt Nam, khi giá cao su trên thị trường thế giới cao, diện tích trồng cao su được mở rộng nhanh chóng, đặc biệt là tại vùng Tây Nguyên và một số địa phương thuộc Tây Bắc. Giá tăng

36

làm cho nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp tham gia vào trồng cao su. Tuy nhiên, giá cao su thiên nhiên tại thị trường thế giới suy giảm sau đó đã và đang gây khó khăn trực tiếp cho tất cả các thành phần tham gia chuỗi cung, bao gồm hàng trăm nghìn lao động và khoảng 264.000 hộ cao su tiểu điền.

Trong những năm gần đây, các nước sản xuất cao su thiên nhiên có những hoạt động phối hợp, nhằm giảm lượng cung ra thị trường nhưng cho đến nay, có vẻ những hoạt động này vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Đặc biệt tại các quốc gia có loại hình cao su tiểu điều chiếm chủ đạo, các sáng kiến giữa các quốc gia nhằm giảm lượng cung toàn cầu dường như khó kiểm soát và không có nhiều tác dụng. Tại Việt Nam, các cơ quan quản lý và Hiệp hội Cao su Việt Nam đã và đang khuyến cáo các nhóm tham gia khâu sản xuất hạn chế lượng cung, hạn chế mở rộng sản xuất, tuy nhiên các khuyến cáo này chỉ có tác dụng với khối doanh nghiệp, với loại hình cao su đại điền. Đối với cao su tiểu điền, tác dụng của các khuyến cáo này gặp nhiều hạn chế. Ở quy mô quốc gia, diện tích và sản lượng cao su tiểu điền vẫn tiếp tục gia tăng. Trong bối cảnh này nỗ lực của các cơ quan quản lý và Hiệp hội Cao su nhằm giảm lượng cung cao su ra thị trường sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Ngành cao su Việt Nam Thực trạng giải pháp phát triển bền vững (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)