Kiến nghị với hiệp hội ngành hàng

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam tham gia TPP (Trang 25 - 27)

- Nâng cao năng lực thu thập và xử lý thông tin

- Thực hiện tốt vai trò đại diện của hiệp hội, cần làm tốt chức năng kết nối - Phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong việc đề ra các quy định đối với Hội viên

- Đại diện cộng đồng doanh nghiệp ngành có tiếng nói với chính phủ, các bộ, ngành

- Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế với các tổ chức, hiệp hội ngành nghề trong khu vực và trên thế giới

- Phát huy hơn nữa vai trò điều hoà quy mô sản xuất và xuất khẩu, giá cả và chất lượng sản phẩm để hạn chế các nguy cơ gặp phải các vụ kiện chống bán phá giá

- Sẵn sàng khởi kiện và kháng kiện

- Tăng cường hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp

KẾT LUẬN

Xuất phát từ những khó khăn trong việc thích ứng với HRKT của Hoa Kỳ đối với các DN xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường này, lý thuyết về HRKT trong thương mại theo Hiệp định về HRKT trong thương mại của WTO, các quy định về HRKT trong thương mại của Hoa Kỳ, cũng như thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2007 – 2018 được nghiên cứu một cách bài bản, khoa học. Luận án đã đạt được những kết quả: Luận án tập trung nghiên cứu hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với 3 nhóm hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu chủ lực (nông sản, thủy sản, quả nhiệt đới) sang thị trường Hoa Kỳ và đi sâu vào nghiên cứu khả năng thích ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu với 6 quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương

mại của Hoa Kỳ liên quan đến 3 nhóm hàng này; Luận giải được mức độ tương đồng trong các cam kết giữa 6 tiêu chí liên quan đến 3 nhóm hàng nông sản chủ lực giữa các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, Hiệp định TPP và Hiệp định CPTPP; Luận án phân tích khả năng thích ứng 6 quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ đối với 3 nhóm hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn tới trên cơ sở cập nhật các yếu tố mới trong mại thế giới nói chung và quan hệ thương mại Việt Nam – Hòa kỳ nói riêng, qua đó nhận diện các cơ hội, khai thác tiềm năng xuất khẩu đối với 3 nhóm hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP thông qua việc thực thi các cam kết trong các hiệp định này; Luận án nghiên cứu kinh nghiệm thích ứng hàng rào kỹ thuật trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của các nước, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia sang thị trường Hoa Kỳ, qua đó rút ra những bài học phù hợp với Việt Nam trong bối cảnh mới của thương mại thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp; Phân tích khả năng thích ứng các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng nông sản Việt Nam trong giai đoạn tới trên cơ sở cập nhật các yếu tố mới trong mại thế giới nói chung và quan hệ thương mại Việt Nam – Hòa kỳ nói riêng, qua đó nhận diện các cơ hội và thách thức mới đối với xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Ngoài ra, để đánh giá mức độ thích ứng của các DN xuất khẩu, luận án cũng dựa trên kết quả điều tra 200 DN đang thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng nông sản chủ lực sang thị trường Hoa Kỳ với 6 tiêu chí đánh giá các mức độ thích ứng với HRKT của Hoa Kỳ. Luận án cũng làm rõ mức độ thích ứng với từng tiêu chuẩn kỹ thuật, phân tích những khó khăn cũng như mức độ đáp ứng về các tiêu chuẩn kỹ thuật, mức độ đáp ứng về công nghệ, về trình độ khoa học kỹ thuật, làm rõ các biện pháp DN đã áp dụng để có thể thích ứng với HRKT của Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam tham gia TPP (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)