Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Quốc hộ

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Nghiên cứu so sánh cơ quan thanh tra quốc hội trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 25 - 28)

- Tiếp nhận và tiến hành điều tra để giải quyết cá khiếu nại, tố cáo của người dân về các quyết định hành chính của cơ quan hành chính và trong hoạt động tư pháp. Đặc biệt là Thanh tra Quốc hội có thể xem xét các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị cho rằng xâm phạm đến các quyền cơ bản của con người, của công dân. Nếu xét thấy cần thiết thì trong trường hợp này, Thanh tra Quốc hội có thể tự mình khởi xướng việc điều tra mà không cần phải dựa trên khiếu nại, tố cáo của người dân. Việc điều tra có thể được thực hiện một cách độc lập hoặc có sự phối hợp với các cơ quan nhà nước khác nếu cần thiết. Quá trình điều tra nếu có phát hiện có tội phạm trong lĩnh vực tham ô, tham nhũng có thể thực hiện quyền truy tố, buộc tội như một Công tố viên đặc biệt.

- Thanh tra các cơ sở có nguy cơ xâm phạm quyền con người như nhà tù, trường học, bệnh viện. Việc thanh tra có thể được thực hiện theo chuyên đề định kỳ, đột xuất ngẫu nhiên hoặc theo khiếu nại, tố cáo từ người dân.

- Báo cáo, kiến nghị giúp Quốc hội hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền công dân, quyền con người, đồng thời giúp cơ quan hành chính cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công việc. Xem xét việc ban hành luật và văn bản dưới luật có phù hợp với Hiến pháp hay không, việc thực thi nhân quyền của Chính phủ, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có đúng thủ tục, trình tự pháp luật và theo hướng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người hay không.v.v.

- Thực hiện công tác thông tin, truyền thông thông qua các biện pháp như công khai kết quả điều tra, kiến nghị của Thanh tra đây là công cụ không thể thiếu để nâng cao uy tín của Thanh tra Quốc hội, đồng thời nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan này.

- Hợp tác với các cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc, khu vực ASEAN, trong khuôn khổ hoạt động nhân quyền có liên quan tới quốc gia.

- Kiến nghị việc xây dựng kế hoạch nhân quyền quốc gia cho từng giai đoạn từ 2 đến 3 năm hoặc lâu hơn.

- Đề xuất và thúc đẩy việc tham gia, phê chuẩn hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền. Tham gia xây dựng các văn kiện nhân quyền mới của Liên hợp quốc hoặc khu vực ASEAN.

- Xem xét, góp ý báo cáo của chính phủ gửi các cơ quan nhân quyền quốc tế và khu vực, đặc biệt là trong các đợt kiểm điểm định kỳ (UPR).

- Theo dõi kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và cá nhân khác có liên quan đến nhân quyền.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Ngoài cơ sở thực tiễn đã phân tích ở Chương 3 thì cơ sở chính trị, pháp lý cũng thể hiện Thanh tra Quốc hội hoàn toàn có khả năng được tiếp nhận ở Việt Nam.

Sự tiếp nhận Thanh tra Quốc hội rõ ràng sẽ đòi hỏi sự thay đổi về cơ cấu tổ chức cũng như một số nhiệm vụ quyền hạn của một số cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước Việt Nam để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của thiết chế mới đồng thời khắc phục được những hạn chế tồn tại của các cơ quan nhà nước đang vận hành.

Có thể thấy mô hình Thanh tra Quốc hội phù hợp với Việt Nam sẽ là dạng mô hình hỗn hợp vừa là cơ quan kiểm soát quyền lực đồng thời là cơ quan nhân quyền quốc gia. Tuy vậy, những gợi mở về mô hình Thanh tra Quốc hội trên đây chỉ là bước nghiên cứu khởi đầu, cần phải có những nghiên cứu sâu sắc hơn, chi tiết hơn để Thanh tra Quốc hội khi được thành lập ở Việt Nam sẽ thực sự là cơ quan đáp ứng nhu cầu thực hiện tốt hơn chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như phát huy quyền làm chủ của người dân.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu dưới góc độ so sánh mô hình Thanh tra Quốc hội trên thế giới, có thể thấy, Thanh tra Quốc hội có được thiết kế khá đa dạng nhưng dù là dạng mô hình Thanh tra Quốc hội cổ điển hay mô hình Thanh tra Quốc hội hiện đại thì vai trò nổi bật của cơ quan này chính là chức năng kiểm soát hệ thống cơ quan hành chính thông qua hoạt động điều tra phần lớn dựa trên các khiếu nại của người dân.

Mặc dù là loại cơ quan ra đời sau so với các cơ quan trong các nhánh quyền lực truyền thống nhưng chỉ trong thời gian ngắn, khoản hơn 100 năm phát triển, Thanh tra Quốc hội đã lan toả nhanh chóng và ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Điều này được lý giải ở nhiều khía cạnh nhưng có thể tựu trung lại ở một số luận điểm sau:

Thứ nhất, Thanh tra Quốc hội đáp ứng được tính đặc thù trong cơ chế kiểm soát đối với hệ thống cơ quan hành chính. Cần phải thấy rằng, việc thiết kế các hình thức kiểm soát phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của đối tượng chịu sự kiểm soát hay nói cách khác là muốn kiểm soát quyền lực nhà nước một cách hiệu quả thì nhà nước cần phải xác định chủ thể chịu sự kiểm soát thực hiện loại quyền lực nhà nước nào, loại quyền lực đó có tính chất như thế nào để áp dụng phương pháp kiểm soát cho phù hợp. Theo đó, để kiểm soát cơ quan hành chính – những cơ quan thực thi quyền lực hành chính: số lượng cơ quan rất lớn; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gắn liền với đời sống người dân trên nhiều phương diện, nguyên tắc hoạt động vừa có sự thống nhất vừa đảm bảo sự chủ động linh hoạt, đòi hỏi cơ chế kiểm soát cũng cần phải có sự mềm dẻo, linh hoạt đồng thời cần phải có cơ quan chuyên trách đáp ứng tính chuyên môn và

độc lập trong quá trình kiểm soát. Thanh tra Quốc hội chính là sự bổ trợ phù hợp cho cơ chế kiểm soát hệ thống cơ quan hành chính.

Thứ hai, Thanh tra Quốc hội đáp ứng được xu hướng phát triển của các nhà nước pháp quyền hiện đại. Kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề luôn có ở mọi hình thức nhà nước dù có thể mức độ và cách thức của mỗi thời kỳ có sự khác nhau. Trong nhà nước pháp quyền thì vấn đề kiểm soát quyền lực càng được chú trọng. Mặt khác, nhà nước pháp quyền hiện đại chỉ ra được mối quan hệ mật thiết giữa kiểm soát quyền lực với các yếu tố khác của nhà nước dân chủ như kiểm soát quyền lực nhằm tăng cường mối quan hệ giữa người dân với cơ quan đại diện (Quốc hội/Nghị viện) hay kiểm soát quyền lực nhằm hướng tới bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Thanh tra Quốc hội là một thiết chế mang đậm tính xã hội - cơ quan “thân thiện” với người dân. Quá trình thực hiện thẩm quyền của cơ quan thanh tra luôn lấy yếu tố bảo vệ quyền lợi của người dân làm tiêu chí để đánh giá các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước. Với những báo cáo của Thanh tra Quốc hội, Quốc hội thực hiện tốt hơn vai trò đại diện của mình thông qua việc chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu Thanh tra Quốc hội có ý nghĩa rất quan trọng khi mà các cơ chế kiểm soát quyền lực đối với hệ thống cơ quan hành chính của nước ta hiện nay tỏ ra chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù chúng ta đã có cả hệ thống cơ quan thanh tra để thực hiện việc kiểm soát mang tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành chính nhưng với thiết kế hệ thống cơ quan thanh tra nằm trong cơ cấu cơ quan hành chính như hiện nay thực sự chưa phát huy được những thế mạnh của kiểm soát quyền lực bằng hoạt động thanh tra. Với những điều kiện cả về cơ sở thực tiễn, cơ sở chính trị và pháp lý đều cho ta thấy những yếu tố khả thi cho việc vận dụng mô hình Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam.

Thanh tra Quốc hội sẽ góp phần đa dạng hoá cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đặc biệt là nhà nước ta đang có xu thế vận dụng loại ngày một nhiều hơn loại cơ quan kiểm soát độc lập để hỗ trợ cho các cơ chế kiểm soát quyền lực truyền thống vốn còn nhiều hạn chế. Không những vậy, Thanh tra Quốc hội với mô hình hỗn hợp kết hợp hợp chức năng của cơ quan nhân quyền quốc gia sẽ đáp ứng được yêu cầu thành lập cơ quan nhân quyền ở Việt Nam. Dẫu vậy, việc nghiên cứu này vẫn chỉ mang tính tiền đề để có những nghiên cứu sâu sắc, cụ thể hơn nữa về việc thiết kế mô hình Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam để nếu mô hình này được vận dụng trên thực tế thì sẽ mang lại những hiệu quả đáng kể trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Nghiên cứu so sánh cơ quan thanh tra quốc hội trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)