Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019
3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Tác động của toàn cầu hóa tài chính và hội nhập tài chính cùng với biến động dòng vốn đầu tư tới tăng trưởng nền kinh tế: dựa vào kết quả ước lượng mô hình ở trên, tác giả thấy rằng tiến trình toàn cầu hóa tài chính kích thích và thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế ở các quốc gia mới nổi. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có đặc điểm, chính sách, tiềm lực kinh tế khác nhau, vì vậy khi tiếp thu những tiến bộ tài chính thì có thể gây ra các ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng nền kinh tế do trình độ, năng lực quản lý của các tổ chức chính phủ còn yếu kém; các dòng vốn lớn từ nước ngoài chảy ra và vào nội địa không ổn định; tình hình bất ổn chính trị ở một số quốc gia phần nào tạo sự cản trở cho việc phát triển nền kinh tế trong nước, đồng thời việc đầu tư ra nước ngoài, phân bổ nguồn vốn không hợp lý không những không giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư mà dẫn tới tình trạng đầu tư kém hiệu quả ở một số quốc gia.
Tác động của quá trình toàn cầu hóa tài chính và hội nhập tài chính tới biến động của tăng trưởng kinh tế: với kết quả hồi quy cho thấy toàn cầu hóa tài chính và sự hội nhập tài chính ở các quốc gia mới nổi làm gia tăng độ bất ổn của sự tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh những lợi ích mà toàn cầu hóa tài chính, cũng như hội nhập tài chính đem lại
Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019
82
cho các quốc gia này, ngoài ra chúng còn tạo ra một số bất lợi đối với nền kinh tế như: tâm lý đầu tư bầy đàn; dòng vốn đầu tư chảy vào các quốc gia mới nổi biến động, không ổn định; các vấn đề chính sách tiền tệ của nước nhận đầu tư; áp lực lạm phát do vấn đề chi tiêu và đầu tư trong nước cũng như biến động của tỷ giá hối đoái thực,… dẫn tới sự bất ổn về vĩ mô đối với các quốc gia này.
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình toàn cầu hóa tài chính và hội nhập tài chính đều giảm thiểu rủi ro xảy ra khủng hoảng và sự bất ổn vĩ mô ở các nước có nền kinh tế mới nổi. Điều này có nghĩa là khi quá trình toàn cầu hóa tài chính diễn ra cũng như sự tiếp thu những tiến bộ về lĩnh vực tài chính, giúp chia sẻ rủi ro giữa các nước trong thị trường vốn chung, đồng thời cũng chia sẻ giữa các thành phần kinh tế ở mỗi nước dẫn tới xác suất xảy ra khủng hoảng tài chính giảm đáng kể. Bên cạnh đó, nhờ vào sự thúc đẩy phát triển tài chính ở mỗi quốc gia tạo nền tảng vững chắc và cải thiện hệ thống tài chính, góp phần phòng ngừa và hấp thụ các rủi ro khủng hoảng tài chính.
Cuối cùng, vai trò quản lý của chính phủ trong tiến trình toàn cầu hóa tài chính và hội nhập tài chính hiện nay. Theo kết quả ước lượng trên, có thể thấy rằng vai trò của các tổ chức chính phủ trong việc quản lý có ảnh hưởng tới sự tác động của tiến trình hội nhập tài chính. Khi chất lượng quản lý được cải thiện, tạo ra tác động tích cực tới các quốc gia mới nổi trong tiến trình toàn cầu hóa tài chính và hội nhập tài chính, những lợi ích từ tiến trình hội nhập tài chính đem lại, cụ thể: (1) Quá trình hội nhập tài chính với năng lực quản lý tốt của các tổ chức chính phủ giúp giảm biến động tăng trưởng của nền kinh tế; (2) đồng thời khi tiếp thu những tiến bộ về tài chính ở những nước phát triển và chia sẻ rủi ro với các nước trên thế giới làm giảm thiểu rủi ro xảy ra bất ổn nền kinh tế vĩ mô trong nước. Điều này chứng tỏ rằng cách thức, năng lực quản lý và hoạch định chính sách của các tổ chức chính phủ ở nước mới nổi trên thế giới đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập tài chính hiện nay.
Phần 4 KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU
Quá trình toàn cầu hóa tài chính và hội nhập tài chính trong thời kỳ hiện nay không chỉ đem lại lợi ích, thành tựu tiến bộ cho các nước đang phát triển mà còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro khủng hoảng, sự bất ổn vĩ mô ở những nước này và nghiêm trọng hơn có thể lây lan, ảnh hưởng tới hệ thống tài chính toàn cầu, điển hình như cuộc
Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019
83
khủng hoảng tài chính 2007 – 2008. Chính vì vậy, việc nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế đối với các rủi ro về sự bất ổn vĩ mô, khủng hoảng tài chính,…; hoạch định chính sách kinh tế phù hợp điều chỉnh đối với các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, có thể thấy rằng các nước mới nổi trên thế giới hội nhập vào sân chơi chung góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giảm thiểu rủi ro bất ổn kinh tế và nghiêm trọng hơn là nguy cơ xảy ra khủng hoảng. Để xem xét mối tương quan giữa quá trình toàn cầu hóa tài chính, hội nhập tài chính và biến động của dòng vốn tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, biến động tăng trưởng và rủi ro hệ thống. Tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng GMM với dữ liệu gồm 25 quốc gia mới nổi trên thế giới trong giai đoạn 2000 – 2016 để kiểm định mối quan hệ ấy.
Căn cứ vào các kết quả ước lượng mô hình được trình bày ở phần trên, có thể thấy sự tồn tại mối quan hệ giữa toàn cầu hóa tài chính, hội nhập tài chính cùng với biến động của dòng vốn tác động tới tăng trưởng kinh tế. Những lợi ích từ quá trình toàn cầu hóa tài chính đem lại kích thích, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, chia sẻ các rủi ro giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, cũng như giữa các quốc gia mới nổi với nhau. Tuy nhiên, song song với các lợi ích từ quá trình toàn cầu hóa tài chính, cũng tồn tại những bất lợi đối với nền kinh tế của các quốc gia này như gây ra bất ổn về sự tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng của biến động dòng vốn chảy vảo và đi ra tới tăng trưởng không ổn định và xác suất xảy ra khủng hoảng,… Đặc biệt, tác giả tìm thấy sự tham gia quản lý của chính phủ ở các nước có nền kinh tế mới nổi đóng vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa tài chính và hội nhập như hiện nay, nó giúp cải thiện những tác động tốt từ tiếp trình hội nhập tài chính và giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi của quá trình này tới nền kinh tế. Chính vì vậy, các quốc gia mới nổi cần (1) phải thiết lập chính sách kiểm soát, hạn chế và quản lý dòng vốn đầu tư ra và vào một cách hợp lý, hiệu quả; (2) tiếp thu những thành tựu của thế giới nhằm phát triển hệ thống tài chính trong nước; (3) khắc phục những bất cập trong vấn đề đầu tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài đầu tư ở địa phương.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của tác giả còn một số hạn chế trong việc thu thập dữ liệu các biến như Tín phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng của các nước mới nổi, đồng thời các biến tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu chủ yếu dựa trên những công trình nghiên cứu trước đây. Vì thế, mô hình nghiên cứu của tác giả có thể chưa đo lường tổng thể các biến
Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019
84
toàn cầu hóa tài chính, hội nhập tài chính và biến động của dòng vốn cùng như tác động của quá trình toàn cầu hóa tài chính, hội nhập tài chính cùng với biến động của dòng vốn tới tăng trưởng kinh tế, biến động tăng trưởng và rủi ro hệ thống. Nhằm khắc phục các hạn chế này, tác giả mong rằng các bài nghiên cứu sau có thể đưa thêm biến nghiên cứu mới vào mô hình và thu thập đầy đủ số liệu để kiểm định mối quan hệ giữa toàn cầu hóa tài chính, hội nhập tài chính và nền kinh tế.
Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học sinh viên UEH 2019
85