3. Nợ nước ngoài
3.2. Tình trạng nợ nước ngoài ở một số quốc gia
Nợ nước ngoài có thể xem như một tất yếu đối với tất cả các quốc gia. Các nước trên thế giới có tình hình vay nợ khác nhau. Hiện nay trên thế giới Mỹ là nước có nợ nước ngoài cao nhất. Theo cơ quan tài chính MBG có trụ sở tại Oasinhton D.C vừa cho biết nợ nước ngoài của Mỹ đã lên tới 3,1 ngàn tỷ USD chiếm gần 25% GDP của Mỹ.Cứ mỗi phút nợ nước ngoài của Mỹ tăng thêm 1,1 triệu USD. Giá trị đồng đola Mỹ giảm 1/5 trong vòng 2 năm qua.
Đối với Trung Quốc theo số liệu của cơ quan quản lý ngoại hối quốc gia Trung Quốc cho biết nợ nước ngoài của nước Trung Quốc ( chưa tính Hồng Kông, Ma Cao) đã lên tới 281,04 tỷ USD trong năm ngoái tăng 13.56% so với năm 2004. Trong đó nợ nước ngoài trung và dài hạn đã tăng 614 tr USD lên mức 124.9 tỷ USD. Còn nợ ngắn hạn trội thêm 52.94 tỷ USD lên mức 156.14 tỷ USD. Tính hai năm cuối năm ngoái dữ trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng 34.3 % so với năm 2004, lên 818.9 tỷ USD.
Với Việt Nam nợ nước ngoài chiếm khoảng 37.5% tổng sản lượng nội địa,thấp hơn mức an toàn là 50% mà nhiều nước trên thế giới thừa nhận. Tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam nằm ở mức từ 13 đến 14 tỷ đô la, trong đó phần lớn là các khoản vay ưu đãi. Trong bản báo cáo ra ngày 20/6 nói riêng về tình hình tiền VND của Việt Nam, HSBC nhận định rằng tình hình lạm phát và thâm hụt Việt Nam đang được cải thiện và việc tăng lãi suất sẽ làm thay đổi luồng tiền. Bản báo cáo cho rằng so với các nước bị khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng hoặc đã đến mức bị vỡ nợ khác, chẳng hạn Thái Lan thì Việt Nam vẫn chưa đến mức vỡ nợ. Nền kinh tế Việt Nam trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế nóng. Nguy cơ vỡ nợ thực sự là không đáng kể. Nợ của Việt Nam ở trên chủ yếu để đầu tư vào các dự án năng lượng và giao thông bao gồm các nhà máy điện, hệ thống đường xá và các nhà máy lọc dầu, sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong vài năm tới đây.
Trước đó, vào ngày 18/6, Công ty xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s cho rằng, nợ nước ngoài của Việt Nam phần lớn đều là những khoản nợ dài hạn. Standard & Poor’s cũng tin rằng, dòng vốn nước ngoài tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam sẽ tiếp tục là một nguồn tiền quan trọng bù đắp cho cán cân vãng lai. Năm 2007, vốn FDI chảy vào Việt Nam đạt mức 6,7 tỷ USD, còn thâm hụt cán cân vãng lai là 7 tỷ USD. Mặt khác, dự trữ ngoại hối hiện tại của Việt Nam là đủ để bù đắp cho thâm hụt cán cân vãng lai, ít nhất là trong năm nay.
Standard & Poor’s cho rằng, các biện pháp can thiệp của Chính phủ Việt Nam giúp giảm tăng trưởng tín dụng, kiềm chế lạm phát và giảm thâm hụt thương mại đã và sẽ tiếp tục cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư. Báo cáo cũng đánh giá cao việc các cơ quan chức năng cung cấp dữ liệu kinh tế và tài chính giúp cho công việc dự báo diễn ra tốt hơn. Mặt khác, việc kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động của lĩnh vực ngân hàng cũng giúp các nhà đầu tư tăng cường sự tin tưởng vào thị trường Việt Nam. Nợ nước ngoài của Việt Nam có tác dụng tích cực trong tăng trưởng kinh tế.
Giải pháp chống nguy cơ vỡ nợ.
Như chúng ta đã biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến vỡ nợ ở 1 quốc gia: - Vay nợ để trả nợ.
- Sự sai lầm trong hoạch định chính sách.
- Thất bại trong việc thực hiện một chính sách cải tổ kinh tế, mặc dù chính sách đó là đúng.
Do vậy, để chống nguy cơ vỡ nợ, chúng ta sẽ tập trung giải quyết vào 3 nguyên nhân trên. Tuy nhiên ở đây nhóm chúng tôi đưa ra một số giải pháp chung bởi vì việc phân tách tác động của từng giải pháp lên từng nguyên nhân là không rõ ràng lắm.
- Trước hết, việc huy động vốn phải đảm bảo nguyên tắc phát huy nguồn nội lực là chính.
Để làm được điều này, chúng ta phải đảm bảo thực hiện tốt các nguồn thu trong nước, có cơ chế huy động nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư và của doanh nghiệp, tránh thất thoát thuế, tránh tình trạng ào ạt trong tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước (để không bị giảm nguồn thu ngân sách một cách đột ngột), đa dạng hoá các nguồn thu…
Chính phủ phải tạo được sự ổn định chính trị, giảm tham ô, lãng phí, tạo sự an tâm tin tưởng cho người dân, điều này giúp cho việc huy động nguồn vốn trong nước thông qua phát hành trái phiếu…được hiệu quả.
Các nguồn vốn nước ngoài (FDI, ODA, viện trợ, vay thương mại) chỉ là một nguồn bổ trợ quan trọng, phải thu hút nhưng không phải bằng mọi giá, đặc biệt đối với vay thương mại, chỉ vay khi không thể huy động nguồn vốn trong nước hiệu quả hơn.
- Tăng cường hoạt động xuất khẩu cũng như các nguồn khác để tạo dự trữ ngoại tệ.
- Đảm bảo đúng mục đích của việc vay vốn nước ngoài đó là đầu tư phát triển đất nước và cơ cấu lại nền kinh tế.
- Tính khả thi, hiệu quả của các dự án sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ phải là những tiêu chuẩn hàng đầu khi quyết định vay vốn nước ngoài.
- Tăng cường quản lý đối với những khoản vay nợ của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, quy định rõ đối tượng trả nợ. Để tránh rủi ro nợ phát sinh, trong cơ cấu nợ nước ngoài, nợ dài hạn nên chiếm tỷ trọng lớn hơn.
- Nâng cao năng lực giám sát tài chính – tiền tệ vĩ mô: phải theo dõi chặt chẽ biến động của các dòng vốn, đặc biệt là các luồng vốn ngắn hạn, tạo hành lang an toàn tài chính – tiền tệ quốc gia dựa trên các ngưỡng an toàn (tài khoản vốn, tài khoản vãng lai, ngân sách nhà nước…), kiểm soát nợ nước ngoài cân đối với dự trữ ngoại tệ, thực hiện giám sát tài chính ngay từ quá trình soạn thảo, hoạch định các chính sách, cơ chế đến việc tổ chức thực hiện các chính sách quản lý tài chính – tiền tệ, theo dõi diễn biến và dự đoán xu hướng tài chính – tiền tệ trong nước, khu vực và thế giới, từ đó vận dụng vào Việt Nam.
- Nên đa dạng hóa các nguồn vốn vay, hiện nay phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam là dưới hình thức ODA. Tuy hình thức này thường có lãi suất thấp nhưng
kèm theo đó là những điều kiện mang tính chính trị, phía nhận ODA thường bị ràng buộc về phương thức mua sắm, đấu thầu, chọn tư vấn…Do đó, nếu không có trình độ thẩm định kỹ thuật cao, kinh nghiệm đàm phán tốt và kỹ thuật giải ngân thì hiệu quả của dự án sẽ không cao. Vì vậy, bên cạnh các khoản vay chính thức, cần chú trọng tới hình thức vay qua phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế. Những khoản vay này thường không mang tính chất chính trị và nước vay nợ có thể toàn quyền sử dụng các khoản vay này, do đó hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn.
- Chính phủ phải quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài trong khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là vay nợ của doanh nghiệp, hạn chế sự bảo lãnh của Chính phủ đối với khoản vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Trong trường hợp bắt buộc phải bảo lãnh phải thẩm định cẩn trọng khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nên khuyến khích các khoản vay mang tính dự án dài hạn để tránh đổ vỡ nợ trong khu vực này.
- Sau khi vay được vốn, vấn đề quan trọng nhất là sử dụng vốn đó như thế nào. Rút bài học từ các vụ vỡ nợ ở các quốc gia, chúng ta cần phải tăng cường công tác theo dõi giám sát đảm bảo cho vốn vay được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Tham ô là một nguyên nhân hết sức bức xúc dẫn đến thất thoát vốn, làm giảm lòng tin của người dân trong nước cũng như các nhà tài trợ nước ngoài, do đó phải có hệ thống luật chặt chẽ, nghiêm khắc xử lý những cá nhân vi phạm.
- Nâng cao năng lực của cơ quan lãnh đạo, có được giải pháp đúng đắn và kịp thời khi xảy ra sự cố.
KẾT LUẬN
Qua phân tích, chúng ta đã thấy được vai trò của yếu tố vốn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Đối với một nước nghèo như nước ta, nhu cầu về vốn để phát triển là rất lớn. Nhà nước ta cũng đã đưa ra quan điểm của mình về việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư sao cho có hiệu quả.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII khẳng định chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1996-2000 là: ”Tiếp tục phương châm huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ ở bên ngoài. Về lâu dài phải huy động tối đa nguồn vốn trong nước để chiếm tỷ lệ cao trong đầu tư (tối đa 50%). Tuy nhiên, trong những năm đầu của thời kỳ công nghiệp hoá đòi hỏi nguồn vốn lớn, mà vốn trong nước còn hạn hẹp nên phải huy động thêm nguồn vốn bên ngoài cho nhu cầu đầu tư phát triển, trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế và trả được nợ”.
Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001) đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010. Mục tiêu cụ thể của chiến lược là đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2001; ổn định kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ; bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng. Để đạt được các mục tiêu của chiến lược, tích lũy nội bộ ít nhất phải đạt trên 30%. Trong phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005 xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 7.5%, dự kiến tỷ lệ đầu tư so với GDP khoảng 31 – 32% tương đương 59 – 61 tỷ USD, trong đó nguồn vốn trong nước chiểm 2/3.
Thực tế trong những năm gần đây, những quan tâm này của Chính phủ đã mang lại một số kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta luôn đạt ở mức cao, cơ sở hạ tầng có những bước chuyển biến, đời sống nhân dân được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo có những thành tựu đáng kể…Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Tình trạng vay nợ của Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, tuy nhiên nguy cơ vỡ nợ không phải là không có. Do đó, tính hiệu quả trong việc thu hút và sử dụng vốn là điều mà chúng ta cần phải quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Thời báo Kinh tế Sài Gòn tháng 11-2004
2- Tạp chí tài chính số 4/2004
3- http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn