ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 4.1 Định hướng phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững
4.1.1 Các căn cứ xác định định hướng
4.1.1.1 Tác động từ bối cảnh trong nước và quốc tế
a) Bối cảnh quốc tế: những biến đổi tiêu cực của thị trường toàn cầu như làn sóng bảo hộ lên cao, thậm chí nguy cơ chiến tranh thương mại giữa các cường quốc, xung đột chính trị và quân sự tại nhiều nơi trên thế giới…
b) Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển du lịch ở các tỉnh nam ĐBSH
Dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới và khu vực đến năm 2030
Theo nhận định chung của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong thời gian tới, du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Số lượng khách du lịch quốc tế dự báo đến năm 2030 đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á được đánh giá sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt.
4.1.1.2 Quan điểm phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng
Một là, phát triển du lịch bảo đảm theo hướng bền vững, hiệu quả, chuyên nghiệp, chất lượng, có chiều sâu. Hai là, đa dạng hóa sản
23
phẩm du lịch, có trọng tâm, trọng điểm. Ba là, phát triển du lịch đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh trong vùng ĐBSH & DHĐB. Bốn là, duy trì phát triển du lịch tâm linh. Năm là chú trọng khai thác nguồn khách nội địa và lấy phát triển du lịch quốc tế làm hướng chiến lược lâu dài. Sáu là, phát triển du lịch đảm bảo sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, sự ủng hộ của cộng đồng để phát huy nội lực cho phát triển du lịch.
4.1.2 Định hướng phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng
bằng sông Hồng
Về kinh tế: du lịch là ngành kinh tế đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương. Sản phẩm du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH tập trung phát triển bền vững các loại hình du lịch thiên nhiên (hang, động, vườn quốc gia) và du lịch văn hóa – tập linh (chùa Bái Đính, đền Trần, chùa Keo…) kết hợp mở rộng phát triển loại hình du lịch biển (Cồn Vành, Quất Lâm) những vẫn mang được hơi thở của vùng lúa nước ĐBSH. Đa đang các loại hình đầu tư phát triển du lịch như du lịch xanh; du lịch trên sông, hồ; du lịch MICE.
Về xã hội: Bảo vệ hiện trạng, cảnh quan của các công trình du lịch theo đúng quy hoạch được phê duyệt. Tuyệt đối không xảy ra tình trạng xây dựng các công trình không phép, lấn chiếm làm ảnh hưởng đến kết cấu của các di tích. Các dự án du lịch đã được phê duyệt, phải tạo điều kiện cho nhà đầu tư giải phóng mặt bằng để triển khai dự án nhanh chóng, kịp tiến độ.
Về môi trường: Xử lý và kiểm soát ô nhiễm chất thải, ô nhiễm không khí tại các điểm gần khu du lịch và tuyến giao thông trọng yếu. Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn; xây dựng hệ thống xử lý tại chỗ rác thải, nước đọng tại các điểm du lịch trọng điểm. Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ hệ thống núi đá vôi, hang động, nhũ đá và các loài động vật hoang dã.