Các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 25 - 27)

bào chữa trong tố tụng hình sự

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài luận án “Chức năng bào chữa trong TTHS Việt Nam”, trong điều kiện nghiên cứu rộng và phức tạp, tác giả luận án đã đạt được một số kết quả khiêm tốn. Đây là một trong những đề tài mang tính lý luận và thực tiễn cao. Mặc dù vấn đề bào chữa đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới góc độ quyền bào chữa, nguyên tắc bào chữa nhưng dưới góc độ là chức năng bào chữa thì rất it công trình nghiên cứu đề cập đến. Tác giả luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của chức năng

bào chữa; hình thức thực hiện chức năng bào chữa; các điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự… Qua đó khẳng định, chức năng bào chữa là một trong ba chức năng cơ bản của tố tụng hình sự, là những phương diện hoạt động trong tố tụng hình sự được pháp luật ghi nhận và bảo đảm cho bên bị buộc tội khả năng đưa ra chứng cứ và lý lẽ chống lại sự buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, pháp nhân thương mại phạm tội, góp phần vào việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ. Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự cũng được tác giả làm rõ thông qua việc phân tích các quy định về quyền của người bào chữa, quyền của người bị buộc tội cũng như nghĩa vụ của họ trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Trong những năm qua, người bào chữa đã thực hiện khá tốt chức năng bào chữa của mình nhằm bảo vệ quyền lợi cho thân chủ. Sự tham gia của người bào chữa không làm cản trở công tác của người tiến hành tố tụng, trái lại hoạt động của các bên có mối quan hệ thúc đẩy, bổ sung cho nhau. Đồng thời, sự theo sát của người bào chữa với người bị buộc tội giúp bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, hạn chế những vi phạm pháp luật của cơ quan THTT và đam bảo cho các hoạt động tố tụng diễn ra khách quan, toàn diện và đúng pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, thực tiễn thực hiện chức năng bào chữa của người bào chữa và người bị buộc tội còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân xuất phát từ các quy định của pháp luật và từ chính người bào chữa, người bị buộc tội, người tiến hành tố tụng. Từ thực tiễn thực hiện chức năng bào chữa trong TTHS Việt Nam, tác giả đưa ra quan điểm hoàn thiện pháp luật và những giải pháp bảo đảm thực hiện chức năng bào chữa trong TTHS, bao gồm các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, giải pháp về điều kiện tổ chức, về con người, về kinh tế, chính trị, xã hội.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)