Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 – 2025 tầm nhìn 2030:

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc thù (Trang 25 - 27)

- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

5.2.2.Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 – 2025 tầm nhìn 2030:

Nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; nâng cao phúc lợi xã hội, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, phát triển nhanh và bền vững hơn, giữ vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế của cả nước.

5.2.3.. Mục tiêu cụ thể nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố tăng bình quân hàng năm từ 8% - 8,5% (tính theo GRDP thì tăng hơn 1,5 lần mức tăng trưởng GDP bình quân cả nước);

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố theo định hướng dịch vụ - công nghiệp - nông, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó tỷ trọng của dịch vụ trong GRDP đến năm 2020 chiếm từ 56% - 58%, đến năm 2025 khoảng 65-70%; dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng tuyệt đối, tỷ trọng nông nghiệp còn khoảng dưới 1% trong GRDP.

- Tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP bình quân hàng năm từ 35% trở lên.

- Tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân khoảng 30% GRDP.

- GDP bình quân đầu người đến cuối năm 2020 đạt 9800 USD, GRDP đạt khoảng 6700 USD/người.

- Đến năm 2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 85% trong tổng lao động làm việc.

- Trong 5 năm tới tạo việc làm mới cho 625.000 người lao động (bình quân có 125.000/năm); phấn đấu đến cuối năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4,5%.

- Đến cuối năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng so với đầu năm 2011 là 3,5 lần. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn “Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020” bình quân 1%/năm.

- Đến cuối năm 2020 đảm bảo nước sạch cho 100% hộ dân

- Đến cuối năm 2020 diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 19,8m2/người. - Đến cuối năm 2020, đạt 300 phòng học/10.000 trong độ tuổi đi học (từ 3 tuổi đến 18 tuổi).

- Đến cuối năm 2020, xử lý chất thải y tế và nước thải công nghiệp đạt 100%. - Về năng lực quản lý bộ máy chính quyền, phấn đấu thành phố trong nhóm địa phương dẫn đầu cả nước về xếp hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR- index).

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc thù (Trang 25 - 27)