Chương II – THỰC NGHIỆM 2.1 Nguyên liệu, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm
2.4.4. Đo độ nhớt của dungdịch chitosan và dungdịch N–CMC
Độ nhớt của dung dịch polyme được xác định bằng cách đo thời gian chảy của dung dịch polyme theo phương pháp Ubelohd (muc 1.3.1.2)
Phép đo này được thực hiện trên dụng cụ đo độ nhớt mao dẫn (capillary viscosimeter) Ubelohd với đường kính mao dẫn d = 0,58 mm và ở nhiệt độ tiêu chuẩn 25oC ± 0,1.
Dung môi để hòa tan N – CMC là dung dịch NaCl 0,1M. Dung môi để hòa tan chitosan là dung dịch CH3COONa 0,2M/CH3COOH 0,3M.
* Chuẩn bị dung dịch:
- Dung dịch N – CMC: Hòa tan sản phẩm N – CMC trong dung môi NaCl 0,1M đã pha ở trên bằng cách cân lần lượt các lượng sản phẩm là: 40mg, 32mg, 24mg, 16mg, 8mg và đều cho vào một lượng là 40ml dung môi.
- Dung dịch chitosan: Hòa tan chitosan trong dung môi CH3COONa 0,2M/ CH3COONa 0,3M bằng cách cân lần lượt các lượng chitosan là: 50mg, 40mg, 30mg, 20mg,10mg và đều cho và một lượng là 50 ml dung môi.
* Cách tiến hành:
Dung dịch chitosan trước khi đo phải được làm sạch để loại bỏ các tạp chất và phần chitin không tan. Dùng ubellod có đường kính mao dẫn d = 0,58 mm để xác định thời gian chảy của các dung dịch. Các thí nghiệm được đo ở 25o
C.
- Phương pháp đo độ nhớt dựa trên thực tế là độ nhớt của một chất lỏng chứa các phần tử tăng tỷ lệ với lượng các phân tử thêm vào. Do vậy, sự tăng độ nhớt có liên quan đến khối lượng phân tử.
Phương trình Mark – Houwink biểu diễn mối quan hệ giữa độ nhớt đặc trưng và khối lượng phân tử như sau:
[η] = K.Mα
Trong đó K và α không tính toán được một cách chính xác theo lý thuyết mà phải xác định từ phép đo thực nghiệm.
Đối với chitosan (DA < 40%), người ta tính toán và xác định được: α = 0,76; K.105 = 82,00 [29]