4 4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục:
Sau khi học sinh được làm quen với phương pháp trên tôi tiến hành kiểm tra lớp 12C8 ( đã được học) và lớp 12C9 (chưa được học) thì thu được kết quả như sau:
Tổng Kết quả kiểm tra
Lớp số HS Khá giỏi Trung bình Yếu kém
SL % SL % SL %
12 C9 45 4 8,9 28 62,2 13 28,9
12 C8 46 28 61 10 21,6 8 17,4
Với kết quả sau bài kiểm tra thu được như trên tôi thấy đối với lớp 12C8 được làm quen với phương pháp trên thì tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng rõ rệt. Các em rất hứng thú khi học tập và biết cách vận dụng phương pháp trên để giải bài tập cho kết quả chính xác và nhanh chóng hơn so với lớp 12C9.
3. Kết luận, kiến nghị 3.1.Kết luận:
Trong năm học này tôi đã được nhà trường phân công giảng dạy vật lí 12 . Trong quá trình giảng dạy bài tập phần tổng hợp dao động và lập biểu thức điện áp tức thời, dòng điện tức thời… tôi thấy học sinh gặp khó khăn trong việc nhớ công thức để giải các bài toán đó. Nhưng khi hướng dẫn giải trực tiếp các bài toán phần này bằng máy tính cầm tay thì đa phần học sinh đều làm tốt.
Trong quá trình giải các bài tập vật lí hay toán, hoá, sinh… học sinh thường sử dụng máy tính để hỗ trợ trong việc tính toán. Nhưng việc giải trực tiếp các bài toán bằng máy tính cầm tay có thể làm học sinh bỏ qua những cơ sở của kiến thức vật lí, khả năng trình bày bài giải... Do đó, đối với học sinh khối 10, 11 giáo viên nên hướng dẫn trên cơ sở học sinh sử dụng máy tính cầm tay để kiểm tra kết quả các bài toán đã làm. Đối với học sinh khối 12, phương pháp dùng máy tính cầm tay để giải nhanh những bài toán dạng này lại là ưu điểm trong thi trắc nghiệm, nhưng cũng nên hướng dẫn sử dụng máy tính giải các bài toán dạng này sau khi học sinh đã nắm vững cơ sở của phương pháp giải thông thường. Tốt nhất giáo viên nên cung cấp phương pháp giải nhanh bằng máy tính cầm tay cho học sinh trong quá trình ôn tập chương, ôn tập học kì, ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học.
3.2. Kiến nghị: Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi giúp các em học sinh nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay trong việc giải bài tập Vật lí. Đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và của hội đồng khoa học nghành giúp tôi hoàn thiện hơn sáng kiến kinh nghiệm này.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thanh Hóa, ngày 23 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Trần Thị Ngọc Thư
Tài liệu tham khảo
1. Đề thi tuyển sinh đại học 2010
2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính Casio fx 570MS và Casio fx 570ES 3. Tuyệt phẩm công phá ( tác giả Chu Văn Biên)
4. Sách giáo khoa vật lí 12 cơ bản và nâng cao ( NXB Giáo dục)
5. Kĩ thuật giải nhanh trắc nghiệm Vật lí trên máy tính cầm tay (NXB Đại học quốc gia Hà Nội)
DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
1. Rèn luyện kĩ năng giải một số bài tập vật lí 12 về xác định thời gian, thời điểm bằng cách vận dụng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều với phương pháp véc tơ quay. Loại C năm học 2013 – 2014
2. Tạo hứng thú học tập môn vật lí cho học sinh thông qua hoạt động nhóm. Loại B năm học 2014 - 2015