Kết luận, kiến nghị 1 Kết luận.

Một phần của tài liệu SKKN vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực đọc hiểu bài kí ai đã đặt tên cho dòng (Trang 25 - 28)

3.1. Kết luận.

Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã từng chỉ đạo: “ Đổi mới căn bản nền giáo dục trước hết phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt, khơi dậy tiềm năng, trí sáng tạo của học sinh, tránh chạy theo bệnh thành tích…”.

Những năm gần đây, tổ Văn nói riêng và trường THPT Triệu Sơn 3 của chúng tôi nói chung, đã gặt hái được không ít những thành công trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Có được điều đó là nhờ vào sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của Ban giám hiệu, của cả thầy và trò, đặc biệt là hệ quả của việc tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục hiện nay ở nhà trường. Với một vài kinh nghiệm nhỏ tôi cũng đã có được hiệu quả bước đầu trong công tác giảng dạy khi “ Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực đọc hiểu bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông”.

Ở phạm vi bài viết này tôi chỉ muốn giải bày, trao đổi với đồng nghiệp những gì mình đã làm được trong việc vận dụng phương pháp kỹ thuật đổi mới dạy học môn Ngữ văn của bản thân những năm qua.

Trong thời gian tới tôi vẫn sẽ luôn cố gắng hết sức mình, chủ động, sáng tạo và thường xuyên vận dụng những kinh nghiệm mà mình đã có để góp phần làm dày thêm thành tích dạy và học của trường THPT Triệu Sơn 3, tiếp tục giữ vững thương hiệu của nhà trường, thỏa lòng tin tưởng của học sinh và nhân dân trong vùng.

Do hạn chế về năng lực, thời gian và kinh nghiệm nên bài viết này sẽ không tránh khỏi những hạn chế, vì thế tôi rất mong được sự thông cảm, chia sẻ và góp ý chân thành từ phía đồng nghiệp để công việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường thêm hiệu quả.

3.2. Kiến nghị.

Đối với giáo viên, phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nhất là về phương pháp dạy học tích cực để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả dạy học.

Đối với tổ chuyên môn, tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; tổ chức các buổi sinh hoạt theo chuyên đề dành cho tác phẩm hay và khó như “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.

Đối với các cấp lãnh đạo, cần quan tâm, động viên nhiều hơn nữa tới những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Cần đầu tư thêm trang thiết bị, sách báo tài liệu chuyên môn để giáo viên có thêm thiết bị và tri thức thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy theo yêu cầu không ngừng đổi mới của ngành giáo dục, của xã hội và thời đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. SGK Ngữ văn 12, tập 1. 2. SGV Ngữ văn 12, tập 1. 3. Tài liệu tập huấn giáo viên.

4. Các bài giảng về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. ( Tiến sĩ Nguyễn Phương Nga, viện chiến lược giáo dục).

5. Bài viết: Dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực. ( Phỏng vấn Phó giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống)

6. Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 11, 12 năm 2014.

XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 17 tháng 05 năm 2019

CAM ĐOAN KHÔNG COPY. Người viết

DANH MỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINHNGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: HOÀNG THỊ DÂN

Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ phó chuyên môn.

Trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3.

Cấp đánh giá Kết quả Năm học TT Tên đề tài SKKN xếp loại đánh giá đánh giá

(Ngành GD cấp xếp loại xếp loại

huyện/tỉnh; Tỉnh...) (A, B, hoặc C)

1 « Hiệu quả của việc khai Ngành GD cấp C 2008 -

thác yếu tố nhịp điệu trong tỉnh. 2009

thơ ca »

2 « Một vài kinh nghiệm Ngành GD cấp C 2012 -

trong việc phát hiện, lựa tỉnh. 2003

chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn ở trường THPT »

3 « Vận dụng một số phương

pháp dạy học tích cực nhằm Ngành GD cấp B 2015-

phát triển năng lực đọc hiểu tỉnh. 2006

truyện ngắn hiện đại cho học sinh lớp 12 - THPT »

Một phần của tài liệu SKKN vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực đọc hiểu bài kí ai đã đặt tên cho dòng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w