Kết luận, kiến nghị

Một phần của tài liệu SKKN PHƯƠNG PHÁP VÉCTƠ TRONG KHAI THÁC và PHÁT TRIỂN bài TOÁN HÌNH học KHÔNG GIAN lớp 11 (Trang 26 - 29)

3.1. Kết luận

Trên cơ sở tìm hiểu kĩ hai bài toán liên quan đến điểm cố định của hình không gian. Đề tài đã đưa ra được bài toán tổng quát áp dụng cho hình chóp tam giác và cách giải quyết bài toán tổng quát. Từ kết quả tổng quát hóa đề tài đã phát triển bài toán theo nhiều hướng khác nhau thông qua việc hệ thống hóa và sáng tạo mới một số bài toán. Nhờ đó học sinh đã hiểu được bản chất bài toán, có hứng thú với việc tìm tòi và sáng tạo khi giải toán.

Đề tài cho thấy phương pháp vectơ trong giải toán hình không gian là một phương pháp mạnh, giúp giải quyết nhanh chóng, rõ ràng, hiệu quả nhiều dạng bài tập khác nhau kể cả những bài tập ở mức vận dụng và vận dụng cao. Đề tài còn có thể mở rộng theo hướng tổng quát kết quả liên quan đến điểm cố định trên các hình chóp tứ giác, hình lăng trụ và sử dụng phương pháp vectơ để khai

thác, phát triển các dạng toán khác của hình học không gian, như: bài toán xác định góc, khoảng cách, tỉ lệ các đoạn thẳng…

Khi sâu chuỗi các các bài tập có nhiều nét tương đồng và hiểu rõ bản chất của bài toán thì có thể tổng quát, cũng như sáng tạo ra các bài toán mới một cách dễ dàng hơn. Phát triển và sáng tạo bài toán trong giải toán luôn đem lại cho người dạy và người học nhiều điều thú vị, tạo hứng thú và niềm say mê với hoạt động dạy và học nên cần được trau dồi thường xuyên.

3.2. Kiến nghị

Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức các hội thảo Sáng kiến kinh nghiệm để các giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm dạy học nói chung và cách khơi dạy đam mê tìm tòi sáng tạo trong học tập

Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy học phương pháp véc tơ trong khai thác phát triển bài toán hình học không gian lớp 11 cho học sinh THPT trong các chuyên đề dạy học Toán, vì vậy không tránh khỏi còn có những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của Hội đồng khoa học của ngành và các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện và có tính ứng dụng thực tiễn hiệu quả.

XÁC NHẬN CỦA Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi

viết, không sao chép nội dung của người khác.

Tác giả

Lưu Thị Thủy

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nhiều tác giả, SGK Hình học 11 (Nâng cao). [2]. Nhiều tác giả, SGK Hình học 11(Cơ bản). [3]. Nhiều tác giả, SGK Hình học 10 (Nâng cao). [4]. Nhiều tác giả, SGK hình học 10 (Cơ bản).

[5]. Nguyễn Anh Trường – Nguyễn Tấn Siêng , Chuyên đề giải toán hình học

không gian, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

[6]. Đề thi thử THPT quốc gia của các trường THPT trên toàn quốc. [7]. Nguồn Internet.

DANH MỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Cấp đánh giá Kết quả Năm học

TT Tên đề tài SKKN xếp loại đánh giá đánh giá

(Ngành GD cấp xếp loại xếp loại

huyện/tỉnh; Tỉnh...) (A, B, hoặc C)

Một phần của tài liệu SKKN PHƯƠNG PHÁP VÉCTƠ TRONG KHAI THÁC và PHÁT TRIỂN bài TOÁN HÌNH học KHÔNG GIAN lớp 11 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w