Dưới đây là những gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể lưu ý đến việc sử dụng dữ liệu giao dịch trong ngày để đo lường TTBCX.
- Ngoài ra, hướng nghiên cứu tiếp theo cần xem xét khả năng đo lường TTBCX thông qua cách tiếp cận khác ngoài mô hình tách thành phần lựa chọn ngược ra khoảng chênh lệch yết giá như mô hình chia tách phương sai (Hasbrouck, 1991), mô hình xác suất của các giao dịch có thông tin (Easley và ctg, 1996) và hướng nghiên cứu đo lường TTBCX theo phương pháp sự kiện (Kanagaretnam và ctg, 2007; Barakat và ctg, 2014; Borisava và Yadav, 2015) với mục đích so sánh TTBCX theo các giai đoạn sự kiện cụ thể.
- Hướng nghiên cứu tiếp theo được khuyến nghị đó là cần thu thập thêm số liệu để mẫu nghiên cứu có kích thước lớn hơn và dữ liệu phân tích được thiết kế sử dụng theo dữ
liệu dạng bảng cân đối. Hướng khuyến nghị này có mục đích làm giảm những sai lệch về kết quả nghiên cứu và có thể thực hiện được nhiều kiểm định chuyên sâu.
- Hơn nữa, khuyến nghị cần nghiên cứu thêm các đặc điểm khác của HĐQT như: các cuộc họp, tần suất họp, thù lao, và nhiệm kỳ của HĐQT có khả năng ảnh hưởng đến TTBCX. Việc xem xét này rất hữu ích trong việc thể hiện rõ các đặc điểm của HĐQT và định hướng nghiên cứu mở rộng hơn về cơ chế quản trị nội bộ công ty ảnh hưởng đến TTBCX.
- Ngoài ra, mối quan hệ giữa HĐQT và TTBCX cần được nghiên cứu trong phạm vi doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu vốn Nhà nước khác nhau. Cụ thể là vốn góp của doanh nghiệp Nhà nước có quyền chi phối (trên 51%), có quyền phủ quyết nghị quyết đại hội cổ đông (trên 35%), hoặc vốn góp có quyền đề cử người vào ban HĐQT và Ban kiểm soát (trên 10%).
- Và sau cùng, các yếu tố nội sinh có thể xảy ra ở biến độc lập như: tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT và các thành viên HĐQT độc lập không điều hành, và khả năng tồn tại vấn đề nội sinh do cơ chế liên hệ ngược giữa TTBCX và yếu tố thanh khoản của cổ phiếu giao dịch cần được xem xét đến.