Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý TSC

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại ủy ban nhân dân quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

Sử dụng Website để công khai việc mua sắm và công khai những vi phạm sử dụng TSC

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢNCÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN CÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN

3.3.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng tài sảnnhà nước liên quan đến các quận nhà nước liên quan đến các quận

Ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trên cơ sở văn bản pháp quy của Nhà nước, làm rõ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản nhà nước dựa trên chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

Bộ Tài chính cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để sửa đổi chế độ khấu hao TSCĐ cho phù hợp (nhất là máy móc thiết bị phục vụ công tác giảng dạy với thời gian 3 năm là hợp lý

Để khắc phục tình trạng đầu tư tài sản không phù hợp nhu cầu sử dụng tại quận, giảm bớt thủ tục hành chính, và phù hợp với vật giá hiện nay cần sửa đổi Nghị định 43/2006/NĐ-CP tăng giá trị được quyền trực tiếp duyệt chi của Chủ tịch các quận nội thành.

Biên chế là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của một đơn vị. Bởi nếu không đủ biên chế thì một người sẽ phải đảm nhận nhiều việc lâu dần sẽ không có thời gian để nghiên cứu, học tập, trao đồi kiến thức và dễ rơi vào trạng thái chai lỳ, làm việc máy móc, giảm năng suất lao động.

3.3.2. Tăng cường sự hỗ trợ của các cấp quản lý

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban, Ngành chức năng tạo điều kiện hỗ trợ cho các ĐVSN trong hoạt động của mình, tránh tình trạng những đơn vị không do cơ quản quản lý của Nhà nước trực tiếp quản lý thì không quan tâm tới.

Đồng thời kiến nghị lãnh đạo thành phố tạo môi trường cho các đơn vị có liên quan và liên kết với quận trong quá trình tiếp nhận học viên tới rèn luyện tại các đơn vị khác trong thành phố.

Các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp phát huy tinh thần hỗ trợ học viên của quận trong quá trình tiếp nhận sinh viên thực tập nghề. Để phát huy tính xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo của quận, kiến nghị với các đơn vị tiếp nhận lao động vừa tốt nghiệp trung tâm đào tạo nghề của quận có bảng đánh giá của đơn vị tiếp nhận thực tập nghề về năng lực chuyên môn, tinh thần và thái độ làm việc của người lao động, để có thể đánh giá được năng lực đào tạo của quận, từ đó có định hướng thay đổi chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của người sử dụng lao động.

KẾT LUẬN

Quản lý TSC có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm phương tiện vật chất các cơ quan quản lý nhà nước. TSC cần được quản lý chặt chẽ trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, phát triển nguồn TSC cho sự nghiệp phát triển Kinh tế - Xã hội

Để thực hiện được các nhiệm vụ trên đây, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực tiễn quản lý nhà nước về TSC:Khái niệm, nội dung quản lý TSC, tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm quản lý TSC của một số nước và địa phương có điều kiện tương đồng và bài học cho quận Thanh Xuân.

Bằng tư liệu thu thập được tương đối đầy đủ cộng với các kiến thức đã học ở Học viện, đặc biệt là môn Quản lý Nhà nước về kinh tế, tác giả đã phân tích được thực trạng QLNN về TSC ở UBND quận Thanh Xuân về số lượng, chất lượng, cơ cấu sử dụng TSC, các chính sách công cụ được sử dụng để quản lý TSC, kế hoạch, chỉ đạo thực hiện theo dõi, kiểm tra đánh giá thực trạng sử dụng TSC. Trên cơ sở đó rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân

Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế vể quản lý nhà nước của quận Thanh Xuân về TSC: Đa dạng hóa nguồn đầu tư TSC để bổ sung nguồn vốn cho các đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công, hoàn thiện

tổ chức quản lý TSC; phân công, phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị cá nhân, xây dựng đúng quy chế đầu tư, mua sắm theo dõi đánh giá, sử dụng bảo đảm công khai minh bạch trong quản lý sử dụng TSC; bổ sung một số tiêu chuẩn định mức cho phù hợp với thực tiễn, khai thác nâng cao hiệu quả TSC ở các đơn vị sự nghiệp, sử dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý TSC

Quản lý nhà nước về tài sản công ở cấp quận là vấn đề mới, còn ít công trình nghiên cứu do khả năng có hạn,thời gian nghiên cứu không nhiều còn một số hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung của các Thầy để tác giả tiếp thu và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại ủy ban nhân dân quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w