Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp

Một phần của tài liệu Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay tiểu luận (Trang 30 - 38)

tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Trước sau như một ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại; mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.

Phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh.

KẾT LUẬN

Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay là kết quả vận động, phát triển lâu dài, quanh co phức tạp, theo một “quá trình lịch sử - tự nhiên”. Lực lượng nòng cốt của phong trào là giai cấp công nhân; hạt nhân lãnh đạo của phong trào là các đảng cộng sản và công nhân dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; mục tiêu cuối cùng của phong trào là đấu tranh chống chủ

nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Năm 1991 là cột mốc đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn mô hình nhà nước của giai cấp công nhân ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), đẩy phong trào lên đến đỉnh cao của cuộc khủng hoảng. Các nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ chỗ tồn tại với tính cách là một hệ thống thế giới, xác lập thế cân bằng với chủ nghĩa tư bản trên nhiều lĩnh vực, dẫn đến đổ vỡ, chỉ còn lại 5 nước đang phát triển có trình độ thấp nhất so với toàn bộ hệ thống trước đó.

Kể từ đó đến nay, thế giới chuyển biến nhanh chóng trước sự thắng thế tạm thời của chủ nghĩa tư bản; quá trình toàn cầu hóa lôi cuốn tất cả các quốc gia – dân tộc vào xu thế hội nhập quốc tế; cuộc cách mạng khoa học – công nghệ mở ra nền kinh tế tri thức; tồn tại xã hội và ý thức xã hội của nhân loại thay đổi to lớn, trong đó kết cấu kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… đã khác xa so với thời kỳ “chiến tranh lạnh”, đang xuất hiện những yếu tố khách quan đòi hỏi phải cải cách lại toàn bộ hệ thống – cấu trúc của thế giới đương đại vốn đã được xác lập từ nhiều thập kỷ qua (bị chi phối bởi chủ nghĩa tư bản toàn cầu).

Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang không ngừng tự đổi mới và phát triển, nỗ lực tìm tòi và khám phá mới cả về lý luận lẫn thực tiễn, bước đầu đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa thời đại sâu sắc.

Các đảng đều nhấn mạnh yêu cầu cấp bách ở giai đoạn đấu tranh hiện nay là: Mở rộng ảnh hưởng của mình trong toàn thể nhân dân lao động, nhất là đối với các tổ chức thanh niên, công đoàn; tăng cường hơn nữa tình đoàn kết, hợp tác và phối hợp hành động trên trường quốc tế; phối hợp tích cực hơn trong việc phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả công tác lý luận, tổng kết

thực tiễn và rút kinh nghiệm, cùng nhau đề ra những quan điểm chung cho phong trào tiến lên.

“Ngọn đuốc” của phong trào đang ngày càng tỏa sáng ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Ánh sáng cũng được duy trì và có dấu hiệu nổi lên ở nhiêu nơi trên thế giới, đặc biệt là sự bừng lên ở khu vực Mỹ Latinh trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Các nhà nghiên cứu cho rằng, triển vọng chung của phong trào sẽ tùy thuộc rất nhiều vào sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực, vào việc các nước xã hội chủ nghĩa thể hiện được đến đâu bản chất nhân đạo và giải phóng của mình, cũng như vào khả năng biết sử dụng các thành tựu văn minh nhân loại vì tự do, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.

Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, một hệ thống lý luận mang bản chất khoa học và cách mạng, chúng ta hoàn toàn có cơ sở vững chắc để tin tưởng vào sự thắng lợi cuối cùng của phong trào. Đó cũng chính là việc nhận thức đúng đắn quy luật khách quan của lịch sử, đúng như lời nhắn nhủ của Mác: “Tương lai sẽ đến, tuy không nhanh như chúng ta mong đợi”.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giao trình các phong trào chính trị xã hội quốc tế ( PGS,TS.Phạm Minh Sơn biên soạn )

2.Giao trình lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế của chính trị Học viện quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

3.Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , Nxb Lý luận chính trị 1995

4.Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , Nxb Thống kê 2002

5.Một số đóng góp của quốc tế cộng sản đối với cách mạng Việt Nam PGS,TS.Trình Mưu

Mục lục Mở đầu Nội dung

I. Những tác động đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay 1. Tính hai mặt của toàn cầu hóa

2. Sự lan truyền , bão táp của cách mạng khoa học – công nghệ đương đại 3. Sự phát triển kinh tế tri thức

4. Sự điều chỉnh , cải cách của chủ nghĩa tư bản toàn cầu 5. Trào lưu xã hội dân chủ

6. Cuộc khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực

II.Thực trạng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay 1. Đặc điểm chung

2. Phong trào cộng sản và công nhân ở khu vực Liên Xô ( cũ ) và Đông Âu 3. Phong trào cộng sản ở Tây Âu

III. Quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam đối với phong trào cộng sản quốc tế

IV.Triển vọng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thời gian tới và một số đóng góp của Đảng cộng sản Việt Nam với phong trào cộng sản quốc tế. 1. Triển vọng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thời gian tới

2. Một số đóng góp của Đảng cộng sản Việt Nam với phong trào cộng sản quốc tế.

Kết luận

Tài liệu tham khảo

TÊN : NGUYEN HUYEN TRANG CHXDD K20 Phong trao cong san va cong nhan quoc te hien nay

Một phần của tài liệu Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay tiểu luận (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w