Tăng cường sinh kế của hàng triệu người trước năm 2020

Một phần của tài liệu Tổng quan về môi trường quản trị, cơ cấu, phong cách lãnh đạo của tập đoàn unilever việt nam (Trang 27)

Năm 2017, Unilever đã ban bố lại Chính sách tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm, để tăng cường cách tiếp cận của Unilever và giúp gia tăng số lượng nhà cung cấp. Khoảng 55% chi tiêu mua sắm là thông qua các nhà cung cấp, những bên đáp ứng được các yêu cầu bắt buộc của Chính sách. Tham vọng của Unilever là 100% trước năm 2020.

Unilever tin rằng việc trao quyền cho phụ nữ là sự thúc đẩy lớn nhất cho sự phát triển con người và tăng trưởng kinh tế. Unilever đang xây dựng một tổ chức cân đối về giới: vào cuối năm 2017, 47% tổng số quản lý là nữ giới, tăng từ 46% trong năm 2016.

Và trong việc tạo ra một doanh nghiệp bao hàm hơn, vào năm 2017, Unilever đã cho phép khoảng 716.000 hộ nông dân sản xuất nhỏ tiếp cận các sáng kiến nhằm cải thiện thực hành nông nghiệp hoặc tăng thu nhập của họ.

3.4.4. Giảm tác động môi trường trong các sản phẩm trước năm 2030:

Unilever đang thấy tiến bộ đáng khích lệ về rác thải bao bì, loại rác thải mà Unilever đã thực hiện một cam kết mới để đảm bảo rằng bao bì nhựa của Unilever sẽ có thể tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy hoàn toàn trước năm 2025.

Chương 4. Phong cách lãnh đạo và phương pháp động viên ở Unilever Việt Nam 4.1. Phong cách lãnh đạo:

Như đã đề cập ở phần thành tựu và vị trí trong nền kinh tế, Unilever Việt Nam thực sự là một doanh nghiệp lớn mạnh, uy tín và cực kì chất lượng. Để có thể đạt được những thành tựu to lớn ấy, để có thể ngày càng góp phần quan trọng vào sự phát triển về kinh tế và xã hội của Việt Nam thì yếu tố lãnh đạo ở Unilever là một điều kiện tiên quyết và quan trọng bậc nhất. Lãnh đạo ở Unilever bao gồm 5 tiêu chuẩn lớn:

Hình 5.1. Năm tiêu chuẩn trong hoạt động lãnh đạo ở Unilever Việt Nam

(Nguồn: slideshare.vn,năm 2012)

4.1.1. Tư duy đột phá (Growth mindset):

Tư duy đột phá là “phần mềm dành cho trí não”, là những nguyên tắc và quy trình mới để hoạch định, thiết kế, tái cấu trúc, cải tiến và tìm giải pháp cho mọi vấn đề mà bạn gặp phải. Tư duy Đột phá khai mở tầm nhìn về mục tiêu và giúp bạn đạt mục tiêu mà không phải mất quá nhiều thời gian và nguồn lực để thu thập thông tin chính xác.

Tư duy đột phá trong kinh doanh nghĩa là:

 Phải thấy trước nhu cầu của tương lai để lên được kế hoạch phát triển mới.

 Nhà kinh doanh là người phải tự mình tạo nên được cơ hội mà cơ hội đó không có sẵn. Nó không bị chi phối bởi những cái đã có từ hiện tại cũng như từ quá khứ.

 Nếu Nhà kinh doanh vẫn giữ cách suy nghĩ của người Quản lí (với một tư duy kinh nghiệm lạc hậu) thì có thể đưa Doanh nghiệp đi đến chỗ phá sản.

 Nhà Kinh doanh muốn doanh nghiệp mình tồn tại và phát triển phải biết luôn luôn tự đổi mới, sản phẩm phải có tính độc đáo riêng.

Tư duy đột phá của Unilever đặc biệt được thể hiện rõ qua những biểu hiện dưới đây:  Luôn đẩy mạnh công cuộc đa dạng hóa thị phần

 Trên thương trường là một đối thủ có tính cạnh tranh gắn liền với học hỏi  Không ngừng mở rộng các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới  Luôn chú trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

 Biết cách tối ưu hóa thương hiệu

 Đầu tư để có được những quảng cáo lôi cuốn, hấp dẫn.

4.1.2. Tập trung vào khách hàng, người tiêu dùng (Consumer&Customer focus):

Khi lên ý tưởng hay đưa vào sản xuất bất kì một sản phẩm nào thì Unilever luôn tập trung nghiên cứu, phân tích nhu cầu, điều kiện của từng đối tượng khách hàng riêng để có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp với từng khách hàng khác nhau.

Unilever đã xây dựng đội ngũ marketing đầy sức sáng tạo và nhiệt huyết: tổ chức nghiên cứu thấu hiểu hành vi, thói quen của người tiêu dùng và thị trường mới bằng các nghiên cứu thị trường, rồi bằng sự háo hức và sáng tạo của marketing đưa các nhãn hiệu, thương hiệu vào tâm thức người tiêu dùng. Có bộ phận bán hàng chuyên cần và kiên trì: thâm nhập thị trường mới và tiếp cận với người tiêu dùng qua hệ thống phân phối hiệu quả, để người tiêu dùngcó thể tìm thấy các sản phẩm họ cần khi bước không quá 50 bước chân từ căn nhà họ đang sống

Nghiên cứu thị trường từ vĩ mô đến vi mô, để không chỉ thấu hiểu mà còn sống chung để thấu cảm khách hàng và người tiêu dùng. Việc học hỏi để thấu cảm ngôn ngữ, văn hóa của đối tượng ở từng vùng, miền, từ đó đưa ra những chiến lược, quyết sách, chương trình hành động phù hợp, là điều quan trọng và gần như là bắt buộc để đảm bảo cho sự kiểm soát các quyết định mạo hiểm và từ đó có được thành công của Unilever Việt Nam.

4.1.3. Tập trung vào hành động (Bias for Action):

Dù quản lý hệ thống rộng lớn, bao phủ toàn quốc, nhưng do có chiến lược và kế hoạch hành động tốt, nên bất cứ vào thời điểm nào, lãnh đạo Unilever cũng biết được các cộng sự đang làm gì, ở đâu, nhằm đạt các kết quả, mục tiêu gì. Không phải để can thiệp (vì đã được hướng dẫn kỹ và được trao quyền), mà là để thực thi nhiệm vụ của nhà quản trị. Cũng chính vì vậy mà nhà quản trị, lãnh đạo công ty có thể thấu cảm và đạt được sự tin cậy, kính trọng của các cộng sự và nhân viên.

Từ người nhân viên nhỏ nhất cho đến lãnh đạo cấp cao ở Unilever không phải chỉ biết đưa ra chiến lược, chỉ biết đầu tư thật nhiều tiền vào quảng cáo, chỉ biết thông cáo với báo chí về chất lượng, giá trị sản phẩm của mình mà họ thực sự tập trung vào hành động, liên tục tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Điển hình như sản phẩm dầu gội sunsilk bồ kết. Unilever không phải chỉ ngồi yên mà có thể hiểu được văn hóa gội đầu

bằng trái bồ kết của người dân Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung. Họ phải đích thân đi khám phá, tìm hiểu, khảo sát khách hàng và người tiêu dùng của họ.

Hành động của Unilever không chỉ nằm ở việc tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn thể hiện ở những chiến dịch nhân đạo, vì cộng đồng. Họ sản xuất, họ kinh doanh nhưng không phải chỉ có duy nhất một mục đích là vì lợi nhuận. Unilever luôn có cái nhìn hướng đến cộng động, đến con người trong xã hội. Những chiến dịch nhân đạo của Unilever có thể nói là những chiến dịch nổi bật nhất, được nhiều người biết đến nhất có thể kể đến như: Lifebouy - Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn, Omo - Vui làm hiệp sĩ, bé ngại gì vết bẩn, Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn cùng Vim, …

4.1.4. Tinh thần trách nhiệm (Accountability & Responsibility):

Tinh thần trách nhiệm là yếu tố cần thiết đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, không riêng gì Unilever Việt Nam. Ở Unilever, dù là nhân viên nhỏ nhất cho đến những lãnh đạo cấp cao thì cũng luôn hiểu rõ trách nhiệm của mình, mình phải làm gì, phải làm như thế nào. Ngay từ lúc bắt đầu được tuyển dụng vào làm nhân viên của Unilever thì người nhân viên đó đã được đào tạo chuyên sâu, kỹ lưỡng không chỉ ở mặt chuyên môn mà còn được truyền đạt rõ ràng trách nhiệm mà nói chính xác hơn là sứ mệnh của mỗi cá nhân nói riêng và của toàn thể Unilever nói chung.

“Sứ mệnh của Unilever là tăng thêm sức sống cho cuộc sống”. (Nguồn: hoilhpn.org.vn). Bằng các sản phẩm của mình, Unilever mong muốn giúp cho mọi người thêm yêu đời, tràn đầy sinh lực và thu nhận được nhiều hơn từ cuộc sống. Đội ngũ nhân viên của Unilever đem lại sức sống cho công ty bằng chính lòng nhiệt huyết, sự tận tụy và khả năng sáng tạo của mình. Trong mọi hoạt động của mình, Unilever luôn hướng về cộng đồng và môi trường, mong muốn tăng thêm sức sống cho cuộc sống tại chính những nơi mà công ty hoạt động. Điều này thể hiện rõ được tinh thần trách nhiệm mà mỗi một người nhân viên của Unilever cần nắm bắt được.

4.1.5. Xây dựng đội ngũ tài năng (Building talent teams):

Ở Unilever, người nhân viên không bao giờ phải làm việc một mình, xung quanh họ luôn có rất nhiều người tài giỏi và sẵn sàng giúp đỡ nhau bất kì lúc nào. Tinh thần làm việc nhóm luôn là điều được Unilever xem trọng và đề cao.

Lãnh đạo của Unilever chia sẻ: “Cách làm của Unilever là hướng đến việc tập trung xây dựng một đội ngũ nhân sự có kiến thức sâu về mặt chuyên môn nhân sự và thị trường cộng với những kiến thức rộng về mặt kinh doanh, kinh tế – xã hội.”. (Nguồn: kynabiz.vn).

Hình 5.2 Buổi chia sẻ kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự Unilever

(Nguồn: kynabiz.vn)

Unilever xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự mới và nguồn nhân sự nước ngoài theo hệ thống khoa học. Nhân sự của công ty Unilever được phép tham gia các chương trình đào tạo nhân lực cao cấp nước ngoài, được tiếp xúc với nhiều nhân sự cấp cao ở các quốc gia khác. Đây chính là cơ hội để nhân sự có điều kiện học tập và làm việc trong điều kiện tốt hơn và phục vụ cho chính doanh nghiệp.

4.2. Phương pháp động viên nhân viên của Unilever Việt Nam:

Nhắc đến chế độ đãi ngộ tốt chắc chắn không thể bỏ qua cái tên Unilever. Là tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, Unilever hầu như có mặt tại khắp các quốc gia. Không nhắm vào những mục tiêu ngắn hạn và tạo áp lực khủng hoảng cho nhân viên, Unilever có hẳn một chương trình đào tạo riêng và các bài thi để chọn lựa tuyển dụng, những ứng viên có đủ năng lực sẽ được gia nhập vào chiến lược dài hạn của công ty. Tại đây, nhân viên sẽ được cung cấp một môi trường làm việc năng động với đủ các trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, phòng tập thể dục, yoga và làm đẹp,… giúp nhân viên có thể thư giãn và lấy lại năng suất lao động sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Unilever hiện chú trọng vào hai phương pháp đãi ngộ nhân viên đó là Cân bằng cuộc sống - công việc (Work - Life Balance) và Sự gắn kết giữa các nhân viên (Employee Engagement)

4.2.1. Cân bằng cuộc sống - công việc (Work - Life Balance):

Chính sách phá vỡ sự nghiệp: Bất kỳ người quản lý nào của công ty đều được phép sử dụng chính sách này để giúp họ quản lý cân bằng cuộc sống công việc. Loại nghỉ này có thể được thực hiện trong khoảng thời gian tối đa 5 năm vì bất kỳ lý do nào khiến nhân viên lo

lắng, chẳng hạn như học cao hơn, nhận con nuôi, nghỉ phép, thai sản, làm cha hoặc theo đuổi bất kỳ giấc mơ cá nhân nào.

Nơi làm việc Tiện nghi: Trụ sở chính tại quận 7 được trang bị phòng tập thể dục với nhiều trang thiết bị hiện đại nhằm mang lại luồng sinh khí khỏe khoắn cho công ty cũng như cung cấp cho nhân viên các bài luyện tập thể dục yoga, aerobic với sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn. Phòng cấp cứu đặt tại lầu 3 được trang bị đầy đủ trang thiết bị và luôn có nhân viên y tế trực để kịp thời xử lý các trường hợp khẩn cấp… Ngoài ra, hằng ngày, nhân viên Unilever đều được thưởng thức bữa trưa với rất nhiều món ăn chế biến ngon miệng và an toàn cho sức khỏe tại nhà ăn ngay tại công ty vốn có sức chứa hơn 300 người.

Hình 5.3 Nhà ăn ở Unilever Việt Nam

(Nguồn: www.unilever.vn)

MAPS (Hỗ trợ thai sản và thai sản): Nghỉ thai sản 6 tháng và nghỉ thai sản 2 tuần được phép tại Unilever. Sau khi nhân viên trở lại sau thời gian nghỉ thai sản họ sẽ đảm nhận lại các công việc cũ.

Làm việc nhanh nhẹn: Môi trường hỗ trợ công nghệ tại Unilever giúp nhân viên tận dụng các chính sách như Làm việc tại nhà, giờ làm việc và bán thời gian / giảm giờ (bao gồm cả chính sách chia sẻ công việc).

Chương trình Career by Choice: Đây là chương trình độc đáo mang đến định hướng cho phụ nữ quay trở lại làm việc sau một thời gian dài nghỉ ngơi. Nó giúp nhân viên nữ dần dần chuyển sang cuộc sống công việc. Nó bắt đầu với một chương trình cảm ứng có cấu trúc được thiết kế để làm quen với công ty, theo sau là một hướng dẫn dự án được chỉ định, người đồng sở hữu dự án. Hướng dẫn sẽ làm việc chặt chẽ với nhân viên mới để đưa ra định hướng và hỗ trợ trong suốt dự án trên các chức năng khác nhau như Bán hàng & Tiếp thị, Nhân sự, Chuỗi cung ứng và Nghiên cứu và Phát triển. Chương trình này đủ điều kiện cho bất kỳ phụ nữ nào

có tối thiểu hai năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Marketing, Nhân sự, Chuỗi cung ứng hoặc Nghiên cứu và Phát triển, những người đang tìm kiếm cơ hội để làm việc linh hoạt.

4.2.2. Đẩy mạnh sự gắn kết với công việc của nhân viên (Employee Engagement):

Văn hóa doanh nghiệp cũng được quảng bá: Công bằng, tôn trọng, mạnh dạn trao quyền, luôn đón nhận những điều mới, những con người mới, những ý kiến khác biệt. Nó đã giúp Unilever luôn phát triển được văn hóa doanh nghiêp và gắn kết nhân viên với nhau, các phòng ban khác nhau.

Hình 5.4 Hoạt động gắn kết nhân viên thường niên của công ty Unilever tháng 7/2018

(Nguồn: Unilever Vietnam)

Các chính sách quan tâm đến cuộc sống của nhân viên cũng được Unilever tôn trọng. Cách thức chăm sóc cho nhân viên cũng khác nhau, đảm bảo quan tâm được tối đa các nhu cầu giúp nhân viên tập trung công việc tốt nhất. Unilever còn tổ chức các nhóm sinh hoạt và hỗ trợ như: nhóm nhân viên mới sinh con, nhân viên trẻ chưa lập gia đình…gắn kết nhân viên toàn diện.

Phòng Nhân sự xác lập và thực hiện những chương trình nâng cao năng suất lao động, đưa ra những chương trình lương bổng, phúc lợi và công nhận cho nhân viên làm cho sự gắn kết của nhân viên với công ty. Cách làm của Unilever là hướng đến việc tập trung xây dựng một đội ngũ nhân sự có kiến thức sâu về mặt chuyên môn nhân sự và thị trường cộng với những kiến thức rộng về mặt kinh doanh, kinh tế - xã hội. Việc tổ chức phòng nhân sự theo mô hình HRBP (Human Rescource Business Partner) cho từng phòng ban cũng là một cách hiệu quả để các nhân viên nhân sự hiểu rõ nhất công việc, nền văn hóa và từng con người trong các phòng ban đấy.

Unilever và các nhãn hàng đã cùng với các đối tác triển khai rất nhiều chương trình xã hội vì cộng đồng như:

 VIM – Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn  Tài chính quy mô cho phụ nữ nghèo

 Doanh nghiệp đồng hành xây dựng nông thôn mới…

Hình 5.5 Chuỗi sự kiện trong chương trình “P/S Bảo Vệ Nụ Cười Việt Nam” diễn ra vào tháng 3 vừa qua

(Nguồn: www.facebook.com)

Những chương trình xã hội này không những vì mục tiêu cộng đồng mà còn giúp thắt chặt quan hệ giữa nhân viên nói riêng và các phòng ban trong công ty nói chung.

Với mỗi người, nếu coi công việc là một phần không thể thiếu của cuộc sống, công việc là sở thích và đam mê của mỗi người và không có ranh giới giữa công việc và cuộc sống, để từ đó vui vẻ chấp nhận một cách tự nhiên, áp lực đối với mỗi người sẽ giảm. Và ở một chiều khác, công ty tạo một môi trường làm việc tốt (không chỉ là sự chuyên nghiệp) để nhân viên cảm thấy mỗi ngày đến công ty chẳng khác gì trở về với gia đình thì họ cũng gắn kết chặt chẽ hơn.

Do vậy, đối với Unilever mấu chốt của chính sách “work - life balance” hay “work - life integration” là phải để nhân viên được chủ động giữa công việc và cuộc sống. Đồng thời, xây dựng môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp sao cho nhân viên cảm thấy công ty như

Một phần của tài liệu Tổng quan về môi trường quản trị, cơ cấu, phong cách lãnh đạo của tập đoàn unilever việt nam (Trang 27)