- Lào: Theo Bộ Công Thương Lào ,4 tháng
15 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 4 và 4 tháng năm
Thị trường
Tháng 4/2020 So với tháng 4/2019 (%) 4 tháng năm 2020 năm 2019 (%)So với 4 tháng Lượng
(tấn) (nghìn USD) Lượng Trị giáTrị giá Lượng (tấn) (nghìn USD) Lượng Trị giáTrị giá
Nhật Bản 5.195 48.053 23,4 18,3 19.508 177.796 13,9 10,8 Hoa Kỳ 4.024 42.271 3,4 11,9 14.744 157.178 11,0 16,1 EU 3.959 34.359 -18,6 -16,5 14.671 122.551 -6,9 -7,9 Hàn Quốc 3.752 26.418 6,6 3,7 13.345 95.646 4,8 3,2 Trung Quốc 4.461 33.167 60,2 30,5 12.025 88.208 10,8 -8,1 Anh 1.456 14.617 13,1 13,2 5.634 50.832 7,4 0,2 Canada 1.313 12.801 69,4 48,6 4.308 49.170 28,2 30,9 Australia 606 4.947 -36,0 -47,4 3.578 32.774 4,8 1,2 Hồng Kông 784 4.641 -2,6 -35,6 2.573 18.412 -18,4 -37,4 ASEAN 691 3.985 55,3 8,9 2.234 14.897 10,0 -7,2 Đài Loan 404 2.713 -15,4 -39,8 1.393 11.660 -15,9 -26,2 Nga 385 3.053 148,8 86,6 992 8.584 195,3 145,2 Thuỵ Sỹ 118 2.209 7,6 3,3 528 6.675 22,6 -6,8 UAE 95 750 -44,2 -62,8 517 5.127 -24,2 -14,3 New Zealand 70 434 -49,9 -59,9 430 3.184 -20,8 -30,4
Giá xuất khẩu trung bình tôm của Việt Nam
trong tháng 4/2020 đạt 8,56 USD/kg, giảm 0,5 USD/kg so với cùng kỳ năm 2019 và giảm nhẹ so với tháng 3/2020.
Giá xuất khẩu trung bình tôm của Việt Nam năm 2018 – 2020
(ĐVT USD/kg) 7 7,5 8 8,5 9 9,5 10 10,5 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan
Trong thời gian tới, xuất khẩu tôm của Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng do nhu cầu tại một số thị trường dần phục hồi sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Bên cạnh đó, nguồn cung tôm của một số nước sản xuất chính như Ấn Độ dự kiến sẽ bị tác động bởi lệnh phong tỏa của nước này. Trong đó, sản lượng tôm tại tỉnh Gujarat, khu vực sản xuất tôm lớn thứ 4 tại Ấn Độ với sản lượng năm 2019 đạt khoảng 45.000 tấn, dự kiến giảm khoảng 16.000- 18.000 tấn trong năm 2020. Tính đến cuối tháng 5/2020, mới chỉ có khoảng 50.000 trên
120.000 ao trong khu vực được thả giống, khoảng 60% lượng ao không được thả chủ yếu do thiếu tôm giống. Trong khi năm 2019,
lượng ao được thả tôm giống tính đến cuối tháng 5 đạt khoảng 70 - 80%.
Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm sang EU trong thời gian tới sẽ được hỗ trợ bởi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Ngày 8/6/2020, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn hiệp định EVFTA, dự kiến Hiệp định sẽ được thực thi từ ngày 1/8/2020. Theo Hiệp định EVFTA, thuế nhập khẩu các mặt hàng tôm (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) từ Việt Nam vào EU sẽ giảm từ mức thuế cơ bản 12 – 20% xuống còn 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực;
thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ sau khi Hiệp định có hiệu lực.
DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU TÔM HOA KỲ 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2020 VÀ THỊ PHẦN CỦA VIỆT NAM
Tháng 4/2020, mặc dù hầu hết các nhà hàng tại Hoa Kỳ đóng cửa do đại dịch Covid-19, nhưng nhu cầu nhập khẩu tôm của nước này vẫn ở mức cao nhờ tiêu thụ tôm thông qua kênh bán lẻ tăng. Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ trong tháng 4/2020 đạt 51,73 nghìn tấn, trị giá 439,4 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 9% về trị giá so với tháng 4/2019. Giá nhập khẩu tôm trung bình của Hoa Kỳ trong tháng 4/2020 ở mức 8,49 USD/ kg, giảm 0,5% so với giá nhập khẩu trung bình tháng 2 và tháng 3/2020, nhưng tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019.
Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a là hai thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Hoa Kỳ.
Tháng 4/2020, nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ từ Ấn Độ đạt 22,23 nghìn tấn, trị giá 187,79 triệu USD, tăng 25,2% về lượng và tăng 29% về trị giá so với tháng 4/2019; Giá nhập khẩu trung bình ở mức 8,45 USD/kg, giảm 0,03
USD/kg so với tháng 3/2020, nhưng tăng 0,25 USD/kg so với tháng 4/2019.
Nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ từ In-đô-nê-xi-a trong tháng 4/2020 đạt 13,8 nghìn tấn, trị giá 117,34 triệu USD, tăng 44,6% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với tháng 4/2019; giá nhập khẩu tôm từ In-đô-nê-xi-a trung bình ở mức 8,53 USD/kg, tăng 0,05 USD/kg so với tháng 3/2020 và tăng 0,15 USD/kg so với tháng 4/2019.
Việt Nam là thị trường cung cấp tôm lớn thứ 4 cho Hoa Kỳ trong tháng 4/2020, đạt 3.24 nghìn tấn, trị giá 35,05 triệu USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 6% về trị giá so với tháng 4/2019; giá nhập khẩu tôm từ Việt Nam trung bình ở mức 10,8 USD/kg, tăng 0,7 USD/ kg so với tháng 3/2020 và tăng 0,4 USD/kg so với tháng 4/2019. Thị phần tôm Việt Nam theo lượng trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm từ 6,6% trong 4 tháng đầu năm 2019, xuống còn 5,9% trong 4 tháng đầu năm 2020.
Thị trường cung cấp tôm cho Hoa Kỳ trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020
Thị trường
Tháng 4/2020 So với tháng 4/2019 (%) 4 tháng năm 2020 năm 2019 (%)So với 4 tháng Thị phần theo lượng (%) Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng Trị giá Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng Trị giá 4 tháng 2020 4 tháng 2019 Tổng 51.733 439.426 6,0 9,0 225.676 1.938.286 11,7 12,9 100,0 100,0 Ấn Độ 22.229 187.790 25,2 29,0 91.122 780.867 21,9 25,1 40,4 37,0 In-đô-nê-xi-a 13.804 117.337 44,6 46,7 50.160 436.569 28,6 29,2 22,2 19,3 Ê-cu-a-đo 5.950 35.930 -31,0 -35,5 31.950 196.553 23,0 17,8 14,2 12,9 Việt Nam 3.238 35.049 -9,3 -6,0 13.260 137.632 -0,4 -2,4 5,9 6,6 Thái Lan 2.595 28.927 -9,0 -2,3 9.774 108.174 -19,3 -16,1 4,3 6,0 Mê-xi-cô 560 6.326 -73,2 -72,1 7.288 90.033 -18,3 -12,7 3,2 4,4 Trung Quốc 794 3.806 -33,2 -46,0 3.564 17.971 -37,9 -45,7 1,6 2,8 Ắc-hen-ti-na 990 11.747 17,6 28,3 4.492 48.254 24,3 17,0 2,0 1,8 Pê-ru 258 1.698 -62,2 -67,8 1.877 13.335 -31,3 -37,4 0,8 1,4 Guy-a-na 278 1.480 -58,5 -61,1 1.459 8.441 -30,2 -30,5 0,6 1,0 Thị trường khác 1.038 9.336 4,4 33,8 10.731 100.458 -22,3 -6,9 2,4 3,4 Nguồn: NOAA
Thương mại đồ nội thất của Trung Quốc với các quốc gia ASEAN giảm mạnh trong quý I/2020.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (trừ giấy và bột giấy) của Bra-xin tháng 4/2020 giảm 3% so tháng 4/2019; trong đó, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ giảm 42% so tháng 4/2019.
Thị phần đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản tăng.
Xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn trong 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 821,7 triệu USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.