4.1. Kiến nghị
- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện nghiêm Luật Lâm nghiệp, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo tinh thần Nghị quyết số 11- NQ/TU ngày 06/5/2013 và Chỉ thị số 15-CTr/TU ngày 13/6/2017 của Tỉnh ủy.
- UBND các huyện, thành phố:
+ Chỉ đạo cơ quan chức năng của huyện điều tra, xử lý các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định; xử lý nghiêm các cá nhân không thực hiện hết trách nhiệm được giao về công tác quản lý, bảo vệ rừng; kiểm tra, rà soát, xây dựng kế hoạch, phối hợp đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, tổ chức cưỡng chế giải tỏa diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép.
+ Chỉ đạo Đoàn Kiểm tra, thực hiện Chỉ thị số 12 cấp huyện, xã phối hợp đơn vị chủ rừng chốt chặn, tuần tra, truy quét đột xuất, dài ngày tại các địa bàn trọng điểm về phá rừng, lấn, chiếm đất rừng, kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp đưa trái phép công cụ, phương tiện cơ giới (cưa xăng, máy đào, máy ủi...) vào rừng; tình trạng làm đường, đào múc ao hồ, xây dựng nhà, lán trại... trái phép trên diện tích đất lâm nghiệp.
+ Chỉ đạo UBND cấp xã: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao địa phương quản lý, không để xảy ra phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật; tuyên truyền, vận động người dân địa phương tham gia quản lý, bảo vệ rừng; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi lấn, chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp; triển khai các biện pháp cụ thể quản lý tình hình dân di cư tự do trên địa bàn; Triển khai hiệu quả hoạt động Đoàn 12 cấp xã, kịp thời cưỡng chế, giải tỏa diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm.
+ Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm: Phối hợp đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương kiểm tra, xác minh làm rõ đối tượng phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp của các vụ việc chưa xác định được người vi phạm, đặc biệt các vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp giáp nương rẫy của người dân, xử lý nghiêm theo quy định; xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin từ cơ sở, vận động nhân dân tham gia tố giác hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm tham mưu UBND cấp huyện, xã huy động lực lượng liên ngành phối hợp chủ rừng chốt chặn, tuần tra, truy quét đột xuất, dài ngày tại các địa bàn trọng điểm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng xảy ra. Thu hồi diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm, giao đơn vị chủ rừng trồng lại rừng hoặc bảo vệ phục hồi tái sinh rừng tự nhiên; không để người dân tái lấn, chiếm; Phối hợp lực lượng Công an các cấp điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng phá rừng có dấu hiệu tội phạm, đối tượng cầm đầu, bảo kê, kích động, lôi kéo người dân phá rừng, lấn, chiếm đất rừng để mua, bán, đầu cơ đất đai, trục lợi; Tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn thường xuyên phối hợp đơn vị chủ rừng tuần tra, kiểm tra ngăn chặn phá rừng; kịp thời phát hiện lập hồ sơ xử lý các hành vi vi phạm theo quy định; Hỗ trợ lực lượng cho các chốt quản lý bảo vệ rừng, chốt liên ngành do UBND các huyện thành lập nhằm ngăn chặn phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép; Triển khai hiệu quả hoạt động Đoàn 12 tỉnh; phối hợp Đoàn 12 cấp huyện, cấp xã kịp thời cưỡng chế, giải tỏa diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm.
+ Chỉ đạo đơn vị chủ rừng: Rà soát, củng cố, kiện toàn lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, theo quy định tại Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ, về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Chủ động tổ chức lực lượng hoặc phối hợp lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn (tuần tra, mật phục), kịp thời bắt giữ các đối tượng phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp; Phối hợp lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương tăng cường tuần tra, kiểm tra ngăn chặn, kịp thời phát hiện, lập hồ sơ xử lý các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, đặc biệt các vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật. Bảo vệ hiện trường các vụ phá
rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp phục vụ công tác điều tra, xử lý vi phạm. Gắn biển cấm đốt, dọn, canh tác tại các vị trí rừng bị phá; cương quyết không để người dân tái lấn, chiếm trên lâm phần đơn vị quản lý; đề nghị cấp có thẩm quyền chỉ đạo Đoàn 12 cấp huyện, xã tổ chức truy quét, giải tỏa, thu hồi. Kịp thời triển khai các biện pháp khoanh nuôi, tái sinh rừng, trồng rừng hoặc nông lâm kết hợp theo quy định pháp luật đối với diện tích rừng bị phá trái pháp luật, diện tích đất lâm nghiệp cưỡng chế, giải tỏa thu hồi.
- Công an tỉnh: Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố phối hợp Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố điều tra, xử lý nghiêm các vụ phá rừng trái pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhằm răn đe, phòng ngừa hành vi phạm tội; xác minh, lập danh sách các đối tượng cầm đầu, kích động, lôi kéo người dân phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật, các băng nhóm tội phạm liên quan đến phá rừng, lấn, chiếm đất rừng, đấu tranh, xử lý theo quy định. Đồng thời, đề xuất xét xử công khai nhằm răn đe cho người khác.
4.2. Kết luận
Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực BVTNR là một nội dung quan trọng trong chiến lược và kế hoạch phát triển bền vững của mỗi địa phương. Nếu không đặt đúng vị trí của BVR thì không thể đạt được mục tiêu phát triển và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Thực tế cho thấy QLNN về BVTNR là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý, góp phần giữ trạng thái cân bằng về môi trường và là cơ sở quan trọng bảo đảm cho phát triển kinh tế bền vững.
Trong những năm qua công tác QLBVR của tỉnh Đắk Nông chịu nhiều sức ép do quá trình phát triển KT-XH, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang xây dựng các công trình thuỷ điện, đường giao thông, khu đô thị, công tác quy hoạch, kế hoạch BVR và khai thác sử dụng TNR chưa hợp lý. Không những vậy, sự thiếu đồng bộ dẫn đến khó quản lý, nghèo đói chưa được giải quyết triệt để, các hoạt động như phá rừng, khai thác rừng trái phép...cũng tạo ra những sức ép đáng kể lên TNR. Công tác QLBVR của tỉnh Đắk Nông được Trung ương đánh giá cao. Nhận thức chung về BVR của người dân từng bước được nâng cao, người dân đã
tự nguyện và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ rừng tại cộng đồng dân cư, dần từ bỏ thói quen khai thác, sử dụng tài nguyên rừng trái phép. Đặc biệt trong việc thực hiện Luật BV&PTR, việc triển khai các Nghị quyết, Quyết định, Chị thị, các chính sách về BVR của Đảng, Chính phủ đã được các cấp chính quyền tỉnh chú trọng. Hệ thống cơ quan QLNN về BVR của tỉnh hoạt động có hiệu quả. Về cơ chế QLBVR và tổ chức bộ máy quản lý đã có những thay đổi rõ rệt. Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức QLBVR, công tác quy hoạch, kế hoạch BVR, công tác giao rừng, đất rừng và thực thi các chính sách BVR được chú trọng. Bên cạnh việc chỉ đạo sát sao thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước, tỉnh còn ban hành các văn bản dưới luật, đặc biệt là sự lồng ghép chương trình BVR với chiến lược phát triển KT-XH.
Tuy nhiên, công tác QLNN về BVTNR của tỉnh Đắk Nông vẫn còn một số hạn chế như công tác tổ chức bộ máy QLNN trong lĩnh vực BVR thiếu thống nhất, chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả quản lý không cao; việc thu hút và huy động các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực BVR chưa đạt hiệu quả cao; rừng, đất rừng đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân quản lý nhưng chưa quy định rõ quyền, trách nhiệm và thiếu các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất thông qua việc trồng rừng, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng, đất rừng chậm, thiếu thống nhất giữa các ban ngành gây khó khăn cho công tác quản lý; công tác thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng chậm gây ảnh hưởng tới việc huy động các chủ rừng và người dân tham gia vào công tác QLBVR; việc đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác quy hoạch rừng chưa được quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các ngành trong điều tra, quy hoạch không chặt chẽ dẫn đến độ chính xác trong các số liệu điều tra, quy hoạch không cao gây khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch QLBVR; nhiều văn bản hướng dẫn của Trung ương còn chồng chéo, các quy định, chính sách ở địa phương chưa ban hành kịp thời với yêu cầu thực tiễn, thiếu các cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động các nguồn lực bên ngoài như nguồn vốn ODA và hỗ trợ kỹ thuật của cộng đồng quốc tế cho công tác BVR...
Từ những phân tích tình hình thực tế, làm rõ những nguyên nhân yếu kém, giảm hiệu lực, hiệu quả QLNN; dựa vào định hướng và chiến lược phát triển KT- XH, một số giải pháp cho công tác QLBVR cụ thể là: đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về QLBVR; hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật; nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào BVR; củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của Kiểm lâm; hỗ trợ nâng cao đời sống người dân; xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị BVR; ứng dụng khoa học công nghệ; tài chính và tăng cường hợp tác quốc tế đồng thời đề xuất các bước cần thực hiện giải pháp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đó là nâng cao năng lực của bộ máy quản lý; thực hiện các chính sách bảo vệ rừng; triển khai thực hiện tốt quy hoạch rừng và thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực BVR.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước ngạch Kiểm lâm viên chính. 2. Luật Lâm nghiệp năm 2017.
3. Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp.
4. Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ, về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
5. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông (2018), Báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
6. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông (2019), Báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.
7. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông (2020), Báo cáo công tác quản lý bảo vệ rừng 6 tháng đầu năm 2020, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.