VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG TELEMEDICINE

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG BỆNH VIỆN (Trang 34)

V.1- Telemedicine là gì?

Năm 1970, lần đầu tiên khái niệm Telemedicine được dùng nhằm mô tả việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Bao gồm cả chẩn đoán, điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, dự phòng và phục hồi, bảo hiểm y tế, giảng dạy, nghiên cứu...

Hình V.1- Mô hình Hệ thống Telemedicine

Y tế từ xa - trong những trường hợp khẩn cấp đối với các bệnh nhân có bệnh nguy hiểm cần theo dõi như cao huyết áp, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, tiểu đường... cần có một sự giám sát và xử lý tức thời thì telemedicine có thể giúp ích. Các thiết bị đo điện tim tự động sẽ chuyển thông số qua đường điện thoại đến trung tâm xử lý. Cần có chuyên viên đọc tín hiệu giám sát thường xuyên để đánh giá tình trạng và báo động xử lý.

Một số người quan tâm đến hội thảo, hội chẩn từ xa và gọi đó là telemedicine.

Theo thống kê của bệnh viện Việt-Đức: “Mỗi năm có khoảng trên 1.000 ca chuyển đến viện là tử vong. Có nhiều trường hợp nếu được xử lý cấp cứu ban đầu tốt và kịp thời thì có thể cứu sống được. Trong khi đó, bệnh viện địa phương rất thiếu trang thiết bị và trình độ bác sĩ thì còn hạn chế, không được cập nhật thường xuyên". Vì vậy, cần phải làm cách nào đó để các thầy thuốc ở Trung ương, trường

đại học có thể hỗ trợ cũng như tư vấn từ xa đối với y tế cơ sở. Hệ thống tư vấn phẫu thuật trực tuyến là một giải pháp lý tưởng.

Để chẩn đoán cho một bệnh nhân, bác sĩ cần thông tin về bệnh sử, các kết quả xét nghiệm (xét nghiệm huyết học, sinh hoá, vi sinh, tế bào ...), thông tin về chẩn đoán chức năng (điện tim ECG, điện não EEG, hô hấp, ...), thông tin về hình ảnh (X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp - CT scanner, cộng hưởng từ - MRI, ...).

V.2- Những lợi ích của Telemedicine

Hãy tưởng tượng, một bác sĩ đang ngồi trong phòng làm việc của mình khám cho một bệnh nhân từ xa, chỉ cần một cái nhấp chuột là có thể nhận đầy đủ các thông tin về bệnh nhân, đó chính là khả năng mà Telemedicine mang lại.

Việc kết nối mạng các trung tâm y tế, bệnh viện giúp tăng cường khả năng khai thác tài nguyên chung trong lĩnh vực y tế: thiết bị, chuyên gia, dữ liệu, … Từ đó hình thành khả năng chẩn đoán hình ảnh từ xa (Teleradiology), tư vấn từ xa (Teleconsulting), hội chẩn từ xa (Telediagnostics, video-conferencing), ... Những dịch vụ mở rộng trên nền tảng đó cho phép khi có nhu cầu bệnh nhân có thể được chăm sóc bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.

Hình V.2- Telemedicine – lợi ích

Ưu việt của Telemedicine là chuyển tải thông tin nhanh, vì thế hỗ trợ điều trị bằng phương pháp mới nhất tại tuyến y tế cơ sở. Bệnh nhân có thể sử dụng Telemedicine để được tư vấn của các chuyên gia đầu ngành và có thể giữ liên hệ thường xuyên với trung tâm y tế, bệnh viện thông qua thiết bị công nghệ thông tin

(như điện thoại cầm tay, máy tính bảng, máy tính cá nhân …).

Hiện nay, nền y tế nhiều quốc gia đã đưa vào triển khai chương trình Telemedicine bao gồm các dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh từ xa với sự hỗ trợ của các công nghệ truyền thông tối tân. Nga đang là một trong những nước đi đầu trong việc triển khai rộng khắp và toàn diện nhất chương trình này. Ngay từ năm 1991, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng Nga đã áp dụng phổ biến việc hội chẩn từ xa thông qua điện đàm. Điều này cho phép bất cứ một bác sĩ tuyến cơ sở, dù ở khu vực xa xôi hẻo lánh đến mấy, cũng có thể liên lạc tức thời với các chuyên gia y tế đầu ngành không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn có thể tham vấn các chuyên gia nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới. Ở Nga, cuối thời Xô-viết, người ta đã lắp đặt một khối lượng lớn sợi quang trong hệ thống cáp quang thông tin liên lạc mà chưa được sử dụng hết công suất. Hệ thống thông tin liên lạc qua vệ tinh cũng còn dư thừa vô số đường truyền. Và chúng đã được tận dụng cho chương trình Telemedicine.

Sự tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông ngày nay cho phép truyền tức khắc những thông tin không chỉ ở dạng lời nói, văn bản hoặc hình ảnh “chết” mà còn cả các những hình ảnh động như hình ảnh X-quang động, hình ảnh siêu âm, điện tâm đồ, não đồ, hình ảnh nội soi,… Chức năng hội nghị của công nghệ truyền thông cũng cho phép các bác sĩ cùng các giáo sư, chuyên gia… tiến hành hội chẩn đa phương với số người tham gia không hạn chế. Y tế từ xa đã được áp dụng ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Đức... và bắt đầu có mặt ở các nước đang phát triển, một số nước, lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã triển khai Telemedicine như Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan,...

Và sắp tới đây, tại Việt Nam, hình ảnh một bác sĩ tại Houston (Mỹ) ngồi trước màn hình vi tính, chẩn đoán rồi đưa ra phương pháp điều trị cho một bệnh nhân Việt Nam; một chuyên gia y tế đầu ngành ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh chẩn đoán và hướng dẫn điều trị cho một bệnh nhân ở vùng sâu, vùng cao. Khám chữa bệnh từ xa hiện vẫn còn đang ở mức thử nghiệm giữa một vài đơn vị y tế với tổ chức quốc tế hoặc ở vài bệnh viện lớn; dự án trọng điểm Telemedicine của Nhà nước (Quyết định 56/2007/QĐ-TTg) vẫn đang ở mức độ xây dựng dự án. Do chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn tổ chức hoạt động này cùng với mức chi phí đường

truyền hiện còn quá cao nên rất hạn chế. Năm 2008 nước ta đã có vệ tinh VINASAT-1, hy vọng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa sẽ được ứng dụng rộng rãi trong ngành trong thời gian tới. Cùng với Bộ Thông tin truyền thông , Bộ Y tế tham gia dự án Internet cộng đồng với nhiệm vụ nội dung chính thức về y tế cho nhân dân bằng nguồn vốn ODA của Nhật bản, Tuy nhiên sau nhiều năm chuẩn bị đến nay vẫn chưa được triển khai.

VI- TÌNH TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG BỆNH VIỆN:

Đang tồn tại rất nhiều hệ thống phần mềm khác nhau tại một bệnh viện: Medisoft, phần mềm bảo hiểm y tế.... Việc kết nối và đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống là rất khó.

Ví dụ Bệnh viện Bạch Mai đang có 9 hệ thống cho 9 đơn vị từ các nhà cung cấp khác nhau và vẫn chưa kết nối các hệ thống này với nhau được.

Các hệ thống giữa các bệnh viện thực hiện theo các chuẩn khác nhau do nhiều nhà sản xuất khác nhau và không kết nối, truyền thông hồ sơ bệnh án cho nhau.

Các hệ thống vẫn chưa đủ độ tin cậy, thân thuộc và thông dụng, do đó đang tồn tại song song hệ thống thông tin với hệ thống giấy.

Các hệ thống thông tin quản lý bệnh viện thực hiện in các biểu mẫu báo cáo, dữ liệu ra giấy và lưu trữ.

Nhân đôi công việc.

Bộ y tế đang sử dụng khung đánh giá bốn mức để đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các bệnh viện:

Mức một: có trang bị máy tính, và có ứng dụng trong hoạt động quản lý. Mức hai: có trang web thông tin bệnh viện, giới thiệu quy trình, quy định khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Mức ba: có hệ thống thông quản lý bệnh viện.

Mức bốn: có khả năng giao tiếp với các hệ thống khác.

Hiện tại đa số các bệnh viện ở Việt Nam chỉ đạt mức hai. Bộ đang hướng tới thiết lập các bệnh viện đạt mức ba.

VII- THAM KHẢO:

[1]. PGS.TS Nguyễn Đức Thuận, ThS. Vũ Duy Hải, ThS. Trần Anh Vũ – HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ - Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội – 2006.

[2]. Nguyễn Hoàng Phương, Nguyễn Mai Anh, Hoàng Hải Nam – HỒ SƠ BỆNH

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG BỆNH VIỆN (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)