Tác động của FDI đến xuất khẩu của từng ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp phát triển thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam docx (Trang 28 - 30)

II. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến xuất nhập khẩu

2. Tác động của FDI đến xuất khẩu của từng ngành công nghiệp

Nội dung nghiên cứu của phần này sẽ tập trung chủ yếu vào phân tích các hệ số tăng trưởng xuất nhập khẩu ở phạm vi từng ngành công nghiệp để tìm ra mối quan hệ giữa mức sở hữu vốn nước ngoài và động thái xuất nhập khẩu của

từng ngành trong giai đoạn 1968-1990. Những ngành công nghệp được lựa chọn

bao gồm: thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, dệt may đồ gỗ, hoá chất cao su,

khoáng sản, phi kim loại, sắt thép chế tạo máy và điện & điện tử.

Qua các năm, vốn nước ngoài đã chiếm tỷ lệ khá cao trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là tỷ lệ này luôn ở mức hơn 60% với hai ngành đồ uống và thuốc lá và điện & điện tử trong suốt giai đoạn 1968-1990. Tiếp theo đó, vốn nước ngoài bình quân cũng ở mức trên 40% đối với các ngành dệt may, cao su và chế tạo máy. Tuy nhiên tỷ lệ vốn nước ngoài giảm dần qua các năm so với

tốc độ tăng nhanh của vốn nội địa trong hầu hết các ngành công nghiệp.

Nếu so sánh mức biến động vốn nước ngoài giữa các ngành thì năm

ngành có tỷ lệ giảm nhanh là thực phẩm, hoá chất, sắt thép, chế tạo máy và khoáng sản phi kim loại. Nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là kết quả

của chính sách công nghiệp hoá trên cơ sở ưu tiên công nghiệp nặng- giai đoạn 2

của công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu được thực hiện từ những năm của

thập kỷ 80 và chính sách khuyến khích đầu tư trong nước của chính phủ Malaixia. Các ngành đồ uống & thuốc lá dệt may và đồ gỗ có mức tăng giảm

không lớn ( khoảng 10% ). Ngành cao su có tỷ lệ tăng khá cao từ 14% năm 1968

lên tới 49,17% thời kỳ 1985-1990.

Bảng 2: Tỷ lệ vốn nước ngoài trong các ngành công nghiệp lựa chọn của Malaixia (1968-1990 ) - đơn vị : %

29 Các ngành CN 1968 1968-1973 1973-1979 1979-1985 1985-1990 1. Thực phẩm 74,00 70,16 51,57 30,14 27,5 2. Đồ uống và thuốc lá 93,00 87,00 67,11 69,29 67,83 3.Dệt may 52,00 49,83 61,43 51,57 54,67 4. Đồ gỗ 15,00 11,67 11,00 12,29 12,50 5. Hoá chất 53,00 62,33 61,00 37,43 20,67 6. Cao su 14,00 19,50 36,71 45,00 49,17 7. Khoáng sản phi kim 57,00 59,33 44,86 30,43 32,67 8. Sắt thép 49,00 45,33 35,14 31,86 25,33 9. Chế tạo máy 74,00 62,50 51,57 40,86 44,67 10Điện-điện tử 70,00 74,17 72,14 77,14 80,50

Nguồn : Số liệu của MIDA, 1991

Một số vấn đề đặt ra là sự thay đổi tỷ lệ vốn nước ngoài đã ảnh hưởng như thế nào đến động thái xuất khẩu của từng ngành? Để tìm ra mối quan hệ này chúng ta hãy phân tích hai hệ số thương mại quan trọng của từng ngành: Mức

chêch lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trên tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu (Xi-Mi/ Xi+Mi ) và tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất, nhập

khẩu của từng ngành công nghiệp ( Xi, Mi ).

Trong suốt giai đoạn 1968-1990, hệ số (Xi-Mi/ Xi+Mi) của hầu hết các ngành đều ở mức tăng trưởng âm ( ngoại trừ ngành đồ gỗ ). Hiện tượng này phản ánh tình trạng nhập siêu phổ biến trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên , các hệ số (Xi-Mi/ Xi+Mi) được cải thiện dần qua các năm và đến năm 1990

30

các ngành dệt may, cao su điện & điện tử đã đạt được hệ số dương là 0,159;

0,342 và 0,100 theo thứ tự. Đồng thời nếu so sánh giữa tỷ lệ vốn nước ngoài và hệ số (Xi-Mi/ Xi+Mi) của từng ngành thì nhìn chung chúng có mối quan hệ tăng trưởng không cùng chiều với nhau. Qua các năm, tỷ lệ vốn nước ngoài có xu

hướng giảm, trong khi hệ số(Xi-Mi/Xi+Mi) lại tăng lên ở hầu hết các ngành. Mặt khác tỷ lệ vốn nước ngoài không ảnh hưởng rõ ràng có tính tỷ lệ đến tốc độ tăng trưởng của hệ số (Xi-Mi/Xi+Mi) giữa các ngành. Chẳng hạn hai ngành hoá chất và sắt thép có tỷ lệ vốn nước ngoài giảm đáng kể giữa các năm 1968-1990

nhưng hệ số (Xi-Mi/Xi+Mi) lại không biến động nhiều và luôn ở mức khoảng -

0.7% trong khi đó tình hình lại khác hẳn đối với ngành thực phẩm. Do vậy, mặc

dù có thể tìm ra mối quan hệ giữa tỷ lệ góp vốn nước ngoài và hệ số (Xi-Mi/ Xi+Mi) của từng ngành biến động theo hướng ngược chiều nhau nhưng khó có

thể khẳng định được mức độ tác động của nó đối với tốc độ tăng trưởng xuất

nhập khẩu của từng ngành công nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng của Xi và Mi cũng rất khác nhau khi so sánh với mức

biến động của vốn nước ngoài giữa các ngành công nghiệp. Cũng như động thái

của hệ số (Xi-Mi/ Xi+Mi), tốc độ tăng trưởng của Xi và Mi không có quan hệ tỷ

lệ rõ ràng với mức độ biến động của tỷ lệ vốn nước ngoài giữa các ngành. Chọn

hai ngành thực phẩm và đồ uống & thuốc lá làm ví dụ, tốc độ tăng trưởng của Xi tăng từ 6,3% thời kỳ 1968-1973 lên tới 16,4% vào các năm từ 1985-1990 và đạt

tốc độ tăng bình quân 3,2% trong giai đoạn 1973-1990 đối với ngành thực phẩm, trong khi đó các con số này lại giảm đáng kể từ 44% xuống còn 31,2% và trung bình - 3,1% trong các thời điểm tương tự đối với ngành đồ uống& thuốc lá.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp phát triển thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam docx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)