Tiến hành nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng sâu răng, viêm lợi và hiệu quả truyền thông sức khỏe răng miệng ở trẻ em bị bệnh tự kỷ tại một số trường trên địa bàn hà nội (Trang 28 - 36)

- Tiêu chuẩn loại trừ:

2.2.3.Tiến hành nghiên cứu

2.2.3.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang

* Kỹ thuật và quy trình chuẩn bị trước khi tiến hành khám

Tập huấn và định chuẩn cho người nghiên cứu về cách thức khám, phỏng vấn, ghi phiếu đánh giá

Thu thập danh sác trẻ tự kỷ từ 6 – 12 tuổi theo danh sách của truờng

Thu thập thông tin và thủ tục hành chính:

Lập danh sách theo : Họ và tên, giới, tuổi, tên bố/mẹ, địa chỉ và điện thoại liên lạc

* Vật liệu và công cụ thu thập thông tin

Bộ khay khám răng : khay quả đậu, gương, thám trâm, kẹp gắp

Bông, cồn, găng tay, đèn chiếu sáng

Phiếu khám và phiếu thu thập thông tin

Máy nén khí có đầu thổi hơi

Cốc nhựa dùng một lần

* Biện pháp vô khuẩn

Trang phục bảo vệ bao gồm : áo blouse, mũ, khẩu trang, găng vô khuẩn.

Rửa tay trước và sau khi khám bằng xà phòng nước có chất khử khuẩn, không kích thích da của Lifeboy

Sử dụng Hydroperoxyde 6% để khử khuẩn dụng cụ (ngâm dụng cụ 30 phút)

Sử dụng Autoclave để diệt khuẩn dụng cụ

Bảo quản từng loại dụng cụ trong hộp đựng bằng kim loại.

* Quy trình thực hiện khám lâm sàng

Dưới ánh sáng tự nhiên nơi đủ ánh sáng, kết hợp đèn chiếu sáng, đúng phương pháp.

Khám lâm sàng tình trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và tình trạng VSRM của trẻ bằng mắt thường và kết hợp với thám châm qua các chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá.

* Các biến số nghiên cứu

Các biến số Phân loại Phươngpháp Công cụ thuthập

Giới Nam/ Nữ Hỏi

Phiếu khám

Tuổi 6 - 12 Hỏi

Tình trạng sâu

răng Đánh giá theo chỉsố DMFT Quan sátKhám Tình trạng viêm

lợi

Đánh giá thoe chỉ số lợi của Doe và

silness Khám Quan sát Tình trạng mảng bám Đánh giá theo chỉ số mảng bám của Doe và Silness Khám Quan sát Đánh giá hiệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quá của phương pháp truyền thông sức khỏe răng miệng sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng áp dụng - Chỉ số DMFT - Chỉ số lợi Doe và silness - Chỉ số mảng bám Doe và Silness Khám Quan sát So sánh

Phiếu theo dõi

* Chỉ số sâu - mất - trám răng (DMFT – decay-missing-filled teeth)

Chỉ số DMTF [20] nói lên số răng sâu trung bình ở mỗi cá thể bao gồm răng sâu chưa được điều trị, răng sâu đã được trám và răng đã mất do sâu.

Chỉ số DMFT được Tổ chức Y tế thế giới sử dụng làm chỉ số đánh giá tình trạng sâu răng của các nước, các khu vực và trên toàn cầu. Nó còn được dùng để đặt ra mục tiêu phòng bệnh toàn cầu trong mỗi giai đoạn.

- Chỉ số dmft dùng cho răng sữa.

- Chỉ số DMFT dùng cho răng vĩnh viễn.

Các tiêu chuẩn để xác định các thành phần của chỉ số DMFT:

DT (Decayed Teeth): tất cả các răng bị sâu và hàn có sâu tái phát. MT (Missing Teeth): răng mất trên cung hàm do sâu.

FT (Filling Teeth): bao gồm các răng đã được hàn không sâu.

Chỉ số DMFT (sâu-mất-trám răng): là tổng số răng sâu + mất + trám trên mỗi học sinh được khám, bao gồm:

- Răng sâu chưa được trám.

- Răng sâu đã được trám nhưng có sâu tái phát và không sâu tái phát.

- Răng mất do sâu.

Mã số ghi trong phiếu khám được được ghi cụ thể như sau:

Bảng mã chỉ số DMFT, dmft Tình trạng răng Làn h u n sâu Hàn khôn g sâu Mấ t do sâu Mất do NN khá c Trá m hố rãnh Chấn thươn g Răn g chưa mọc Không ghi được Răng sữa A B C D E - - T - - Răng vĩnh viễn 0 1 2 3 4 5 6 7 U TX

* Chỉ số lợi (gingival index)

Do Loe và Silness đưa ra năm 1963 [21]

Đánh giá tình trạng lợi dựa vào màu sắc trương lực và chảy máu khi thăm khám.

Tình trạng lợi được ghi nhận ở 4 mức độ từ 0 đến 3, cụ thể như sau: - Độ 0: lợi bình thường.

- Độ 1: lợi viêm nhẹ, có thay đổi nhẹ về màu sắc, lợi nề nhẹ và không chảy máu khi thăm khám.

- Độ 2: lợi viêm trung bình, lợi đỏ phù nề và chảy máu khi thăm khám. - Độ 3: viêm nặng, lợi đỏ rõ và phủ nề có loét, có chảy máu khi thăm

khám và có xu hướng chảy máu tự nhiên.

Dùng cây thăm dò, thăm dò lợi ở 4 mặt răng : gần, xa, ngoài, trong ở mỗi răng

Kết hợp quan sát và thăm dò mật độ lợi

Tổng điểm số trên một răng chia 4 sẽ cho điểm số 1 răng

Tổng điểm số các răng chia cho số răng khám sẽ có chỉ số GI ở mỗi người

* Chỉ số mảng bám Silness và Loe

Chỉ số này được giới thiệu vào năm 1964. [22]

Khám và ghi nhận mảng bám ở viền lợi, độ dày mảng bám Khám ở tất cả các răng, nửa miệng hay một số răng chọn lọc Nhìn bằng mắt thường và đo lường bằng cây thăm dò (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở mỗi răng, khám mặt gần đến nhú gai lợi và mặt ngoài trong Mã số và tiêu chí:

- 0 : sạch hoàn toàn không có mảng bám

- 1: một lớp mỏng mảng bám ở viền lợi, gai lợi

- 2 : mảng bám thấy ở túi lợi, ở mặt tiếp cận các răng, viền lợi

- 3 : mảng bám đầy ở kẽ răng, mảng bám đầy ở lợi viền và có cao răng ở cổ răng.

PI =

Thang đánh giá : 0 : rất tốt; 0,1-0,9 : tốt; 1,0 – 1.9 : trung bình; 2,0 – 3,0 : kém 2.2.3.2. Nghiên cứu can thiệp

* Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ

- Tranh ảnh hướng dẫn đánh răng - Bàn chải mềm

- Kem đánh răng cho trẻ em - Cốc súc miệng

* Hướng dẫn đánh răng

Trẻ sẽ được hướng dẫn đánh răng và thực hiện việc đánh răng 2 lần 1 ngày dưới sự hỗ trợ của phụ huynh.

- Bước 1: tập huấn cho phụ huynh cách thức đánh răng cho trẻ

- Bước 2: giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải đánh răng (dùng hình ảnh) - Bước 3: hướng dẫn đánh răng cho trẻ (dùng hình ảnh)

Tập cho trẻ làm quen với bàn chải bằng cách chạm bàn chải vào môi hoặc trong miệng trong vòng vài giây buổi dáng và buổi tối. Động viên khen ngợi trẻ sau mỗi lần chạm. Sau một tuần bắt đầu tập cho trẻ đánh răng

Tập cho trẻ đánh răng ít nhất hai lần một ngày : buổi sáng và buổi tối. Làm cho việc đánh răng trở thành thói quen của trẻ.

Chia quá trình đánh răng thành 6 bước, ban đầu tập đánh bàn chải không một thời gian, sau đó đánh với kem đánh răng

1. Đánh mặt ngoài của các răng trong hàm dưới một bên

2. Đánh mặt ngoài và trong của các răng trước hàm dưới

3. Đánh răng trong hàm dưới bên còn lại

4. Đánh răng trong hàm trên một bên

5. Đánh răng trước hàm trên

6. Đánh răng trong hàm trên bên còn lại

* Khám đánh giá tình trạng răng miệng

- Khám đánh giá tình trạng răng miệng sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng. - Xác định tỉ lệ sâu răng, viêm lợi, tình trạng vệ sinh răng miệng theo các chỉ sô như phần khám ban đầu : chỉ số DMFT, chỉ số GI, chỉ số mảng bám.

- So sánh với kết quả của lần khám ban đầu, đưa ra nhận xét, đánh giá tác dụng của việc đánh răng lên tình trạng sứa khỏe răng miệng.

Một phần của tài liệu Thực trạng sâu răng, viêm lợi và hiệu quả truyền thông sức khỏe răng miệng ở trẻ em bị bệnh tự kỷ tại một số trường trên địa bàn hà nội (Trang 28 - 36)