Dám mạo hiểm, biến điều không thể thành có thể

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu công ty GOOGLE và bài học kinh nghiệm (Trang 27 - 28)

4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

4.1. Dám mạo hiểm, biến điều không thể thành có thể

Chúng ta thường chọn làm những việc mang tính khả thi, giới hạn trong nguồn lực có sẵn, điều đó có thế giúp doanh nghiệp sống sót nhưng không thể làm nên những bước nhảy đột phá. Thế nhưng Google lại quan tâm đến những điều được giả định là không thể, những

Tiểu luận Kinh Doanh Quốc tế - Nhóm 06 27

vấn đề được cho rằng thiếu cơ sở để thành công. Trong kinh doanh, đôi khi dám mạo hiểm làm những điều không ai dám làm lại tạo ra yếu tố quyết định của thành công.

Khi Larry và Sergy, hai sáng lập viên của Google, đang làm luận án tiến sỹ, họ phát hiện ra nhược điểm của các phần mềm tìm kiếm vào thời điểm đó, như Alta vista, Yahoo, Netscape. Họ sáng chế ra thuật toán xếp loại kết quả tìm kiếm (page rank). Sau đó, Larry và Sergy mong bán kết quả nghiên cứu của họ với giá một triệu USD cho Alta Vista, nhưng họ đã không thành công trong thương vụ này. Sau sáu tháng vất vả, những nỗ lực của họ đã đền đáp, một nhà đầu tư công nghệ cao đồng ý đầu tư cho họ với số tiền 100.000 USD. Sau đó, Google còn phải vượt qua nhiều thử thách khác để trở thành công ty có giá trị hơn 200 tỷ USD như hiện nay. Nếu hai sáng lập viên đồng ý bán công nghệ của họ cho Alta Vista thì thế giới hiện nay có thể không có câu chuyện thần kỳ về Google. Như vậy, đôi khi những kết quả không như mong đợi lại là nguồn thúc đẩy sáng tạo và kích thích đổi mới. Tuy nhiên ý tưởng và quyết tâm chỉ là điều kiện ban đầu, để kết quả sáng tạo được áp dụng thành công thì đòi hỏi sự tổng hợp của kỹ năng và tri thức.

Theo một thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2009 cho thấy, hầu hết các DN Việt Nam là các DN nhỏ, gần 24 % số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; hơn 95% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 50 tỷ đồng và chỉ có khoảng 0.5% DN có quy mô vốn trên 500 tỷ. Do quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp rất nhỏ bé nên khả năng cạnh tranh sẽ rất kém. Việc đổi mới thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp là cấp thiết nhưng còn rất khó khăn. Muốn DN mình trở nên lớn mạnh, một điều không thể thiếu đó là phải dám mạo hiểm, dám thách thức với chính mình. Các DN Việt Nam hiện nay có qui mô quá nhỏ nếu so với 200 tỉ USD của Google hiện nay nhưng lại rất lớn so với 1 công ty có 2 thành viên, với hai bàn tay trắng của Google hơn 10 năm về trước/

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu công ty GOOGLE và bài học kinh nghiệm (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)