Triển vọng nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2011 – 2015 tầm nhìn

Một phần của tài liệu MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2011 - 2020 (Trang 31 - 33)

5. Triển vọng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ đến năm 2015, có tính đén năm

5.2.Triển vọng nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2011 – 2015 tầm nhìn

2020

31

+ Thép và phôi thép: Trong giai đoạn 2009 – 2010, tổng nhu cầu phôi cho sản xuất thép vào khoảng 3,5 – 4,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, hiện nay nguồn phôi

trong nước mới chỉđáp ứng được 2 triệu tấn, còn lại hơn 2 triệu tấn vẫn phải nhập

khẩu. Nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dự kiến giai đoạn 2009 – 2010 cũng đạt khoảng9 – 11 triệu tấn/năm. Năm 2010, lượng sắt thép các loại nhập khẩu đạt

khoảng 8,2 triệu tấn, riêng phôi thép 2,2 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu gần 6 tỷ

USD. Theo qui hoạch phát triển ngành thép Việt Nam thì đến 2010 sản xuất phôi thép đạt 3,5 – 4,5 triệu tấn và sản xuất thép thành phẩmđạt 6,3 – 6,5 triệu tấn. Về cơ bản, năm 2010, sản xuất phôi trong nước sẽđáp ứng khoảng 60% nhu cầu; sản

xuất thép thành phẩm sẽđáp ứng 50% nhu cầu trong nước. Đến năm 2015 nhu cầu

thép các loại trên 15 triệu tấn, sản xuất trong nước đáp ứngđược 65 – 70% còn lại

phải nhập khẩu khoảng 6 – 7 triệu tấn.

+ Phân bón: Hiện nay, nhu cầu phân bón sản xuất nông nghiệp trong cả

nước khoảng 9 – 10 triệu tấn mỗi năm, trong khi nguồn cung cấp trong nước mới

chỉ đáp ứng được 5 triệu tấn phân bón các loại (phân đạm: nhu cầu 1,7 triệu tấn, đáp ứng 860 nghìn tấn; phân DAP nhu cầu 750 nghìn tấn, đáp ứng 100 nghìn tấn; phân NPK 2,5 triệu tấn, đáp ứng 2,4 triệu tấn; phân lân 1,43 triệu tấn, đáp ứng

1,43 triệu tấn; ngoài ra phân đạm SA nhu cầu 750 nghìn tấn và phân Kali 800 nghìn tấn chủ yếu phải nhập khẩu. Theo qui hoạch phát triển ngành công nghiệp

hoá chất Việt Nam thì năm 2010 cung ứng được 7 triệu tấn phân bón các loại/năm., đáp ứng được 70 – 80% nhu cầu trong nước. Mục tiêu năm 2011 giảm

lượng phân bón nhập khẩu xuống còn 3 triệu tấn, tương đương kim ngạch 1,2 tỷ

USD.

+ Xăng dầu: Nhu cầu xăng dầu trong nước và các năm tới sẽ tiếp tục tăng từ

15 triệu tấn vào năm 2010 lên khoảng 19 – 20 triệu tấn vào năm 2015. Từ năm 2010 trở đi, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu sẽ giảm mạnh do nhà máy lọc dầu

Dung Quất đi vào hoạt động (đến thời điểm hiện nay đã sản xuất được 7 triệu tấn xăng dầu các loại). Năm đầu tiên 2009, nhà máy sản xuất khoảng 4 triệu tấn vào năm 2010 sẽ sản xuất 8 triệu tấn. Lượng xăng dầu nhập khẩu 9,0 triệu tấn vào năm 2010, sau đó sẽ giảm dần. Dự ước tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 33 tỷ USD.

32

+ Chất dẻo nguyên liệu: Lượng nhập khẩu chất dẻođạt 1,5 tỷ USD. Bắt đầu từ năm 2011, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu sẽ giảm 1 phần đáng kể do các nhà máy sản xuất chất dẻo nguyên liệu bắtđầuđi vào hoạt động. Theo chiến lược phát

triển ngành dầu khí Việt Nam đã được phê duyệt, đến hết năm 2010, đáp ứng

nguyên liệu cho sản xuất các loại nhựa polyethlen (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), polychlorvinyl (PVC), đảm bảo 50% nhu cầu chất dẻo của cả

nước. Nhìn chung, với việc thực hiện qui hoạch đúng tiến độ thì bắt đầu năm 2010, ngành công nghiệp sản xuất chất dẻo nguyên liệu sẽ đáp ứngđược một phần

nhu cầu chất dẻo nguyên liệu và sang năm 2011 sẽ đáp ứng được 40 – 50% nhu cầu. Để giảm nhập khẩu nguyên liệu chất dẻo, Tập đoàn Dầu khí cần đẩy nhanh

tiếnđộ thực hiện các dự án. Điều này sẽ giúp giảm phần lớn kim ngạch nhập khẩu

mặt hàng này từ năm 2010. Năm 210 nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu 2,3 triệu tấn,

kim ngạch đạt 13,6 tỷ USD.

+ Hoá chất nguyên liệu và sản phẩm hoá chất: 2010 nhập khẩu hoá chất

nguyên liệu đạt 2,0 tỷ USD. Nhìn chung, nhu cầu hoá chất nguyên liệu và sản phẩm hoá chất tăng mạnh trong thời gian qua và tiếp tục tăng trong thời gian tới. Với việc thực hiện qui hoạch đúng tiến độ thì bắt đầu từ năm 2011, ngành công nghiệp sản xuất hoá chất trong nước sẽ đáp ứng được phần lớn nhu cầu nguyên liệu hoá chất và sản phẩm hoá chất. Điều này giúp giảm phần lớn kim ngạch nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khẩu mặt hàng này từ năm 2011.

+ Máy móc, thiết bị, phụ tùng: Kim ngạch nkacả năm 2010 khoảng 12,1 tỷ

USD. Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 14,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Giai đoạn 2010 – 2015, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu mặt hàng này sẽ có xu hướng tăng do đầu tư nước ngoài tăng mạnh, tuy nhiên, do Chính phủ

thực hiện nhiều biện pháp như kiềm chế lạm phát, thắt chặt chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá theo hướng hạn chế nhập khẩu, giảm các khoản chi tiêu, đình, giãn các dự án đầu tư công không có hiệu quả ... nên cũng phần nào ảnh hưởng đến đầu tư

của các doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2011 - 2020 (Trang 31 - 33)