Chiều dài và khối lượng cá qua các lần thu mẫu

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất cá trê vàng (clarias macroephalus gunther, 1864) đa bội (Trang 29 - 31)

Chiều dài của cá qua các lần thu mẫu

Bảng 9 Chiều dài cá thí nghiệm qua các lần thu mẫu

Chiều dài (mm) NTDC NTI NTII NTIII

15 ngày 23,77 28,60 27,93 29,80

30 ngày 56,43 77,33 60,82 88,67

Sau 15 ngày ương, thì chiều dài cá thí nghiệm ở nghiệm thức NTDC là nhỏ nhất (23,77 mm) và chiều dài dài nhất là ở nghiệm thức III (29,80 mm). Theo kết quảphân tích đa bội ở Bảng 18 thì cả 3 nghiệm thức sốc nhiệt đều xuất hiện đa bội, do vậy mà chiều dài cá ương sau 15, 30 và 45 ngày ở các nghiệm thức sốc nhiệt đều dài hơn so với nghiệm thức NTDC (Bảng 9).

Bảng 10: Khối lượng cá thí nghiệm qua các lần thu mẫu

Trọng lượng (g) NTDC NTI NTII NTIII

15 ngày 0.15 0.41 0.34 0.39

30 ngày 1.90 4.79 2.47 8.28

45 ngày 6.63 7.81 8.56 14.96

Trọng lượng cá sau 15 ngày ương thì ở nghiệm thức NTI là lớn nhất (0,41 g) và nghiệm thức NTDC (0,15g) là nhỏ nhất. Tuy nhiên, sau 30 ngày và 45 ngày thì khối lượng cá ở nghiệm thức NTIII là lớn nhất lần lượt là 8,28 g và 14,96 g. Theo Jeff C. D, 1988. Cá đa bội thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn cá lưỡng bội, do vậy những cá thểở các nghiệm thức sốc nhiệt nhìn chung tăng trưởng về trọng lượng cao hơn so với cá ở nghiệm thức đối chứng (Bảng 10).

Bảng 11. Tốc độtăng trưởng chiều dài tương đối và chiều dài tuyệt đối của cá

SRG-L (%/ngày) DWG(mm/ngày)

Ngày NTDC NTI NTII NTIII NTDC NTI NTII NTIII 1-15 0,11 0,12 0,12 0,12 1,27 1,59 1,55 1,67 15-30 3,82 4,12 3,89 4,26 2,18 3,25 2,19 3,92 30-45 0,03 0,01 0,03 0,02 2,04 1,11 2,26 1,77

Tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối của cá ương ở tất cả các nghiệm thức tăng dần trong 30 ngày đầu, trong 30 ngày đầu tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối cao nhất ở nghiệm thức NTIII là 4,26%/ngày và 3.92 mm/ngày và thấp nhất là nghiệm thức NTDC 3,82%/ngày và 2,18 mm/ngày, ở nghiệm thức NTDC có tốc độtăng trưởng chậm. Tuy nhiên, từ ngày thứ 30 trởđi thì tốc độ tăng trưởng tương đố và tuyệt đối về chiều dài đều giảm ở tất cả các nghiệm thức, sau 30 ngày ương thì nghiệm thức NTI thấp nhất (0,01%/ngày và 1,11mm/ngày) (Bảng 11)

Bảng 12 Tốc độtăng trưởng khối lượng tương đối và tuyệt đối của cá

SGR-W (%/ngày) DWG (g/ngày)

Ngày NTDC NTI NTII NTIII NTDC NTI NTII NTIII 1-15 0,28 0,34 0,33 0,34 0,01 0,03 0,02 0,03 15-30 0,17 0,16 0,13 0,20 0,12 0,29 0,14 0,53 30-45 0,08 0,03 0,08 0,04 0,32 0,20 0,41 0,45 Cũng giống như tốc độtăng trưởng tương đối và tuyệt đối về chiều dài cá thu qua các lần thu mẫu. Qua Bảng 12, sau 15 ngày ương thì ở nghiệm thức NTI và NTIII có tốc độ tăng trưởng cao nhất (0,34% /ngày và 0,03 g/ngày). Sau 15 ngày ương thì nghiệm thức NTIII có tốc độ tăng trưởng nhanh (0,2%/ngày và 0,53g/ngày). Tuy nhiên sau 30 ngày ương thì tốc độ tăng trưởng tương đối theo trọng lượng của cá chậm lại ở nghiệm thức NTI và NTIII, về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng thì nghiệm thức NTIII là cao nhất (0,45g/ngày).

4.4 Hồng cầu

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sản xuất cá trê vàng (clarias macroephalus gunther, 1864) đa bội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)