Sửdụng các dạng hoạt động khác của trẻ vào việc rèn luyện

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp một số biện pháp hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ (Trang 32 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.5.Sửdụng các dạng hoạt động khác của trẻ vào việc rèn luyện

Trẻ mẫu giáo có rất nhiều hoạt động như: hoạt động vui chơi, hoạt động kể chuyện, hoạt động âm nhạc, hoạt động làm quen với môi trường xung

quanh... Các hoạt động này được tích họp vào nhau trong quá trình giáo dục trẻ, sự tích hợp này giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất, giúp trẻ hiểu rõ mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh. Các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ rất đa dạng, phong phú, có sực hấp dẫn kì lạ với trẻ, vì vậy, để hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ dựa vào các hoạt động này sẽ đạt hiệu quả nhất định.

2.2.5.1. Mục đích

- Cung cấp cho trẻ các kiến thức về biểu tượng kích thước.

- Tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình tiếp nhận kiến thức về kĩ năng so sánh kích thước.

- Tạo điều kiện cho trẻ ứng dụng những kiến thức đã học vào các hoạt động khác của trẻ trong trường mầm non.

- Các hoạt động này giúp trẻ thay đổi không khí tiết học, các sự vật, hiện tượng xung quanh, các sự kiện, nhân vật trong câu chuyện, bài hát, các hình ảnh trong bức tranh... sẽ giúp trẻ dễ nhớ, dễ học hơn. Mặt khác, các câu hỏi mà giáo viên đặt ra kèm theo hình ảnh minh họa sẽ giúp cho trẻ dễ dàng thực hiện nhiệm vụ so sánh, qua đó kĩ năng so sánh của trẻ được rèn luyện.

2.2.5.2. Yêu câu khi sử dụng các hoạt động của trẻ vào việc rèn luyện kĩ năng so sảnh kích thước cho trẻ

- Các hoạt động đó phải có nội dung chứa đựng kiến thức về kích thước.

- Nội dung sử dụng trong các hoạt động phải giúp trẻ hình thành được kĩ năng so sánh kích thước.

- Các hoạt động phải tạo sức hút, hấp dẫn trẻ, các cau chuyện, bài hát, các bài tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán...) phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo nhỡ; các nhân vật, hình ảnh, lời thoại... phải gần gũi, thân thiện với trẻ, ngôn ngũ' trong sáng, giản dị, dễ hiểu.

- Khi sử dụng các câu chuyện, bài hát để hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ, giáo viên nên có các tranh minh họa để giúp trẻ dễ dàng tri giác trong quá trình tìm hiểu nội dung câu chuyện, bài hát cũng như việc thực hiện nhiệm vụ so sánh kích thước các nhân vật, sự vật, hiện tượng trong câu chuyện, bài hát đó.

- Các câu chuyện, bài hát được sử dụng chỉ nhằm mục đích gây hứng thú cho trẻ trong quá trình làm quen với toán chứ không phải nhằm mục đích tìm hiếu nội dung các câu chuyện, bài hát đó nên khi sử dụng các hoạt động này giáo viên chỉ cần chú ý đến các sự kiện có chứa đựng nội dung kích thước để trẻ tìm hiểu chứ không nên quá sa đà vào việc tìm hiểu nội dung khác.

2.2.5.3. Cách sử dụng

- Bước 1: Cho trẻ làm quen trước các câu chuyện, bài hát ngoài hoạt động học tập có chủ đích.

- Bước 2: Cho trẻ tìm hiểu nội dung câu chuyện, bài hát, các sản phẩm tạo hình có hướng đến yếu tố kích thước vật thế.

- Bước 3: Đàm thoại về nội dung câu chuyện, bài hát và các sản phẩm tạo hình đó. Các câu hỏi đàm thoại chủ yếu hướng tới yếu tố kích thước.

Vỉ dụ: Trong câu chuyện “Con vật nào cao nhất ” giáo viên có thể hỏi trẻ:

- Có bao nhiêu con vật dự thi, kể tên các con vật đó? - Trong các con vật đó, con nào thấp nhất? Vì sao? - Thỏ Nâu và Thỏ Xám, ai cao hơn?

- Gà Trống cao thứ mấy? Bác Gấu cao thứ mấy? Vì sao? - Con vật nào cao nhất trong các con vật trên? Vì sao?

2.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Giáo viên phải sưu tầm hoặc thiết kế các câu chuyện, bài hát có chứa đựng yếu tố toán học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo nhỡ.

- Phải trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, các tranh ảnh, thú nhồi bông, nguyên vật liệu tạo hình như: giấy vẽ, bút vẽ, đất nặn, bàn ghế... để trẻ hoạt động.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp một số biện pháp hình thành kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ (Trang 32 - 35)