0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

linh hoạt phổ và việc triển khai

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ LTE VÀ QUY HOẠCH MẠNG 4G LTE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 43 -45 )

Nền tảng cho những yêu cầu về độ linh hoạt phổ là những điều kiện để LTE có thể được triển khai trên những băng tần IMT-2000 hiện hành, nghĩa là khả năng cùng tồn tại với các hệ thống đã được triển khai trên những băng tần này, bao gồm WCDMA/HSPA và GSM. Một phần liên quan đến những yêu cầu LTE về mặt độ linh hoạt phổ là khả năng triển khai việc truy nhập vô tuyến dựa trên LTE cho dù phân bố phổ là theo cặp hay đơn lẻ, như vậy LTE có thể hỗ trợ cả song công phân chia theo tần số (FDD) và song công phân chia theo thời gian (TDD).

Sự dịch chuyển của phổ đang được sử dụng cho những công nghệ truy nhập vô tuyến khác cần phải diễn ra một cách từ từ để chắc chắn rằng lượng phổ còn lại phải đủ để hỗ trợ cho những người dùng hiện tại. Vì vậy, lượng phổ ban đầu được dịch chuyển tới LTE có thể tương đối nhỏ, nhưng sau đó có thể tăng lên từ từ, được thể hiện trong hình 2.4. Sự khác nhau của những diễn tiến phổ có thể xảy ra sẽ dẫn đến một yêu cầu về độ linh hoạt phổ cho LTE dưới dạng băng thông truyền dẫn được hỗ trợ.Yêu cầu về độ linh hoạt phổ đòi hỏi LTE phải có khả năng mở rộng trong miền tần số và có thể hoạt động trong nhiều băng tần khác nhau. Ngoài ra, LTE còn có khả năng hoạt động theo cặp phổ cũng như là đơn lẻ. Những băng tần được hỗ trợ được chỉ rõ dựa vào “từng phiên bản”, nghĩa là phiên bản đầu tiên của LTE không phải hỗ trợ tất cả các băng tần ngay từ đầu.

Hơn nữa, đề tài cũng xác định về vấn đề cùng tồn tại và lắp đặt chung với GSM và WCDMA trên những tần số lân cận, cũng như là sự cùng tồn tại

giữa những nhà khai thác và hệ thống mạng lân cận trên những quốc gia khác nhau nhưng sử dụng phổ chồng nhau (overlapping spectrum).

Hình 2.4 Một ví dụ về cách thức LTE thâm nhập từng bước vào phân bổ phổ của một hệ thống GSM đã được triển khai[2].

Ở đây cũng có một điều kiện là không có hệ thống nào khác được yêu cầu hợp lệ khi một thiết bị đầu cuối truy cập vào LTE, nghĩa là LTE cần phải có tất cả tín hiệu điều khiều cần thiết được yêu cầu cho việc kích hoạt truy nhập.

2.8. Kết luận chương

Chương này đã xét tổng quan kiến trúc mạng 4G LTE. Các mục tiêu yêu cầu của LTE đều nhằm cải thiện các thông số hiệu năng và giảm giá thành so với các công nghệ trước đó. Để đạt được các mục tiêu đó LTE với các tính năng quan trọng như sử dụng truyền dẫn OFDM cùng với các công nghệ khác như: thích ứng đường truyền và lập biểu, các kỹ thuật đa anten và HARQ. Các công nghệ mới này được áp dụng cho truy nhập vô tuyến cho phép tăng hiệu năng truyền dẫn vô tuyến của LTE đặc biệt là dung lượng hệ thống một cách đáng kể.

Chương 3. Các kỹ thuật trong mạng 4G LTE

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ LTE VÀ QUY HOẠCH MẠNG 4G LTE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 43 -45 )

×