Trong sản xuất để đảm bảo năng suất, ổn định chất lượng sản phẩm, công nhân càng nắm vững các quy trình công nghệ, quản lý thao tác vận hành máy móc, thiết bị tại mỗi vị trí là yếu tố quan trọng, đảm bảo tính liên tục của sản xuất, mặt khác phải chấp hành nội quy, quy tắc về an toàn lao động một cách nghiêm chỉnh, tự giác nhằm đề phòng sự cố cho người cũng như phương tiện sản xuất.
Hằng năm, nhà máy thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên nhằm trang bị kiến thức về an toàn lao động trong khi vận hành máy móc thiết bị và ý thức trách nhiệm khi làm việc tránh xảy ra những tình trạng đáng tiếc. đồng thời tổng kết và rút kinh nghiệm với những trường hợp đã xảy ra để có biện pháp phòng ngừa.
Hệ thống chiếu sáng của nhà máy được lắp khá hoàn hảo, ánh sáng được đảm bảo ở mọi điều kiện thời tiết, thuận lợi cho công nhân sản xuất và làm việc.
Các hệ thống thiết bị liên quan đến nhiệt như ống dẫn hơi đều được bảo ôn cách nhiệt nhằm giảm tổn thất hơi và đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân vận hành.
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì đưuọc trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: nón, giày, khẩu trang, quần áo, ủng, mặt nạ, kính, găng tay,… treo biển báo những nơi nguy hiểm, nóng, trơn trượt.
Đới với các khu vực làm việc như
• Lò hơi:
Được đặt trong khu vực riêng biệt, nước dùng cho lò hơi được xử lý và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật tránh hiện tượng đóng cặn gây nguy hiểm, trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra như: nhiệt kế, áp kế,…
• Khu phân bãi:
Không bố trí người làm việc dưới phạm vi hoạt động của cẩu, mía được xếp gọn gàng trên sàn bãi. Mỗi bành mía phải đạt được lượng giới hạn < 5 tấn/bành
• Khu chưng luyện:
Tất cả các đường ống hơi đều được bọc cách nhiệt bằng lớp aniăng và được đặt ở độ cao an toàn, cách xa khu vực đi lại thường xuyên của công nhân. Đồng thời phải có biển báo.
• Lò đốt lưu huỳnh:
Ống dẫn khí SO2 thường xuyên được kiểm tra độ kín và các mối ghép, công nhân vận hành lò đốt lưu huỳnh được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động: mặt nạ, ủng, khẩu trang, găng tay,…
• Khu vực khai thác:
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tránh nước đọng dầu nhớt lan ra giấy trơn trượt, cầu thang, mặt sàn làm việc thường xuyên được kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ. Các động cơ và thiết bị điện được tiếp đất đạt độ an toàn.
4.2 Phòng Cháy Chữa Cháy
Nhà máy luôn được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình khí CO2 , vòi nước, bao tải, thang, và được bố trí mọi nơi trong khu vực sản xuất. Công nhân trong nhà máy đều được trang bị quần áo lao động, không được rời vị trí cảu mình khi chưa có sự đồng ý và điều động của lãnh đạo. Tại khu vực sản xuất đều được treo các bảng chỉ dẫn thao tác cũng như nội quy cần thiết khác.
*An toàn điện: mọi hoạt động trong nhà máy đều phải cần tới điện, tuy nhiên khi sử dụng điện cần phải lưu ý về các vấn đề an toàn bởi điện có thể gây ra hỏa hoạn trong nhà máy và gây chết người nếu không cẩn thận. Do đó để đảm bảo an toàn nhà máy luôn bố trí các tủ điện có thể tự động ngắt điện nếu điều kiện làm việc không ổn định, đường điện trên cao, dây cáp đều có ký hiệu và đèn báo di động, các thiết bị điện chuyển động (quạt, bếp điện, mỏ hàn,…) luôn có vỏ bọc an toàn và dây tiếp đất. Những người sửa chữa điện phải là thợ điện đã qua đào tạo chuyên môn, có kinh nghiệm.
4.3 Vệ Sinh Công Nghiệp Và Xử Lý Nước Thải
Nhà máy đường là nhà máy sản xuất thực phẩm với đặc điểm từ nguyên liệu đến sản phẩm cũng như các chất sử dụng trung gian trong quá trình sản xuất hầu như
không tạo thành các chất độc hại, nguy hiểm , ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sản xuất hay đời sống của người dân xung quanh nhà máy.
• Vấn đề ô nhiễm không khí:
Không khí chủ yếu bị ô nhiễm là khói thải lò hơi, lò hơi được được đốt từ bã mía là chính. Ngoài ra, còn có dầu DO khi hết bã hay lúc khởi động lò. Bã mía đốt cháy hoàn toàn trong khói có CO2 , không có các chất khí độc hại hay kim loại nặng. Vấn đề ô nhiễm phải quan tâm là tro bay theo khói thải ra ngoài, nhà máy đã có phương án giải quyết ban đầu trong việc thiết kế lò hơi, có đầy đủ bộ phận khử, thu hồi tro bụi không cho bay theo khói thải, đồng thời lò hơi được trang bị đầy đủ các hệ thống dụng cụ tự động để điều chỉnh hoạt động của lò, hạn chế được vấn đề tro bay.
• Xử lý tiếng ồn:
Tiếng ồn trong nhà máy đường do rất nhiều thiết bị hoạt động gây ra, chủ yếu như máy sấy, ép, li tâm,… tuy nhiên theo kinh nghiệm và truyền thống lâu đời về thiết kế, chế tạo các loại máy thì tiếng ồn gây ra được giới hạn thấp nhất có thể chấp nhận được, nhà máy đã cho lắp điện cao su hoặc lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn, đúc móng đạt tiêu chuẩn thiết kế.
• Xử lý nước thải:
Nước thải của nhà máy được chia làm 3 loại:
- Nước thải loại 1: là nước thải từ các thiết bị ngưng tụ barmet ở khu chưng luyện và kết tinh được thải trực tiếp ra ngoài
- Nước thải loại 2: bao gồm các nước giải nhiệt cho che ép, nấu đường,… các nước này bị nhiễm dầu nhớt nên cần sử lý trước khi thải ra ngoài.
- Nước thải loại 3: là các loại nước thải lò hơi, lò đốt lưu huỳnh, nước sinh hoạt, … mức độ ô nhiễm cao nên cần xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.
Phương án xử lý:đối với nước thải loại 2,3 cần cho vào bể lắng, lọc các bể này được xây dựng bằng xi măng có thể khá lớn khoảng 1000m3 gồm 2 bể chứa được thông với nhau bằng một cái van. Khi nước được thải ra trong sản xuất sẽ được ống dẫn đến bể thứ nhất tại đây sử dụng phương pháp lắng và dùng vi sinh vật kị khí để phân giải sau đó mở van cho vào bể thứ 2 một cách từ từ và ngấm vào đất.
Chất thải rắn gồm 2 loại: bã bùn và bã mía. Bã bùn là bùn được thải ra sau khi dùng thiết bị lọc chân không thu hồi lượng nước chè, bùn này được chở đi làm phân
bón cải tạo đất. Bã được ép thành khối bán cho các đơn vị sản xuất ván ép, giấy… ngoài các vấn đề trêm nhà máy luôn chú trọng đến vấn đề phòng thoáng cảnh quan nhà máy nên ở khâu thiết kế phân xưởng có nhiều cửa thông thoáng vận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, ngoài ra còn tăng cường thêm quạt gió để giải nhiệt, hạn chế tối đa lượng nhiệt phát sinh ra môi trường, một lượng lớn cây xanh được trồng trong khuôn viên của nhà máy cũng có phần điều hào không khí một cách đáng kể
CHƯƠNG 5
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Ý Kiến Đề Xuất
Về nguyên liệu: tình hình nguyên liệu vụ sản xuất 2011-2012 năng xuất đạt thấp hơn vụ 2010-2011 do hạn hán kéo dài, dứt mưa sớm. Ưu điểm của nguyên liệu vụ này là kết hợp hài hòa từ khâu trồng đến chặt, vận chuyển về nhà máy đều đặn, đáp ứng đủ công xuất ép, không để phơi bãi và lưu trên xe lâu nên lượng mía vào ép còn tươi tốt. tuy nhiên về cuối vụ, do tình hình nhân công bốc vác thiếu hụt làm ảnh hưởng đến khâu thu hoạch.
Đây là khuyết điểm cần được quan tâm nghiên cứu, nhằm đảm bảo khâu đốn chặt và bốc vác hài hòa tránh để mía lưu trên bãi lâu gây thoát đường trong mía. Về quy trình công nghệ và thiết bị. Khu vực cẩu, che ép thường xảy ra sự cố ở khu vực Joint cối nén, tiếp đó là sự cố cut-xi-nê ngẽn sang bằng, lược đỉnh , lược đáy.
Đề nghị thường xuyên kiểm tra Piston, xilanh cối nén và cân đối lực nén trục đỉnh có hướng khắc phục cụ thể để giảm bớt thời gian dừng thay cối nén trong vụ sản xuất
Khu vực chưng luyện sự cố thường xuyên của khâu làm sạch phần lớn là do siro đầy, bơm hư, ph của nước mía sunfit dao động rất lớn, nhất là sunfit 1.do đó, người điều hành thiết bị xông SO2 Thường xuyên kiểm tra pH nồng độ SO2 hấp thu trong nước chè để thông số Ph không dao động nhiều, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ dung dịch nước mía, không để nhiệt độ tăng cao hay biến động nhiều.
Khu vực nấu đường-ly tâm -thành phẩm: nhìn chung thiết bị khu vực nấu đường hoạt động rất tốt, tay nghề thợ nấu đường tương đối cao, tuy nhiên chưa phối hợp nhịp nhàng trong quá trình nấu dẫn đến ứ đọng nguyên liệu. Độ màu đường thành phẩm tương đối tốt nhưng chưa đều, nguyên nhân chủ yếu do PH sunfit dao động lớn, xông nữa nồi không đạt do ảnh hưởng chất lượng cũng như số lượng nguyên liệu nấu.
5.2 Đề Nghị
Phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ca trong công tác phối liệu nấu đường, tránh tình trạng sử dụng nguyên liệu nấu không hợp lý gây ách tắc dây chuyền nhất là
việc phối liệu mật A rửa trong nấu đường nếu sử dụng mật này không hợp lý sẽ dẫn đến:
- Sử dụng mật A rửa tùy tiện trong nấu đường C thì dây chuyền không bị ứa đọng, nhưng hiệu suất thu hồi thấp
- Nếu không phối hợp, mật A nấu A thì dây chuyền sẽ ứ đọng dẫn đến hàng loạt ứ đọng, hàng loạt ách tắc cả dây chuyền nấu, ly tâm, tiếp nhận nguyên liệu
-Cần bảo dưỡng, bảo trì, theo dõi, vận hành, li tâm A, phát hiện và sử lý kịp thời các sự cố và hư hỏng
-Chú ý vận hành thiết bị đường non và ly tâm C1 theo đúng quy trình, cũng như thao tác đường hồ đạt độ Brix theo quy định (95-97%)
- Vệ sinh các mảng đường bám trên các thùng trợ tinh, trống sấy, gàu tải,… - Chú ý xông rửa nồi thật sạch trước khi trút nguyên liệu vào nồi nấu đường mới - Tách mật triệt để, sấy đường đạt độ ẩm yêu cầu 0.05%
5.3 Kết Luận
Vụ sản xuất 2011-2012 đã kết thúc với những kết quả khả quan, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chuẩn ISO 9001 đến 2000 vào sản xuất mà ban giám đốc công ty đã quyết định là bước tiến đột phá mới trong suy nghĩ cũng như hành động để tồn tại phát triển. Tuy nhiên vẫn còn 1 số điểm cần phấn đấu và phát huy hơn nữa ở vụ tới nhất là các điểm không phù hợp, ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất. Nhìn vào dây chuyền công nghệ của nhà máy thấy những thông số kĩ thuật nhưng đó là nhựng con số biết nói, những con số mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty. Bên cạnh đó yếu tố con người cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Sự phối hợp nhịp nhàng, sự nhiệt tình trong công việc, biết phán đoán tình hình vẫn là yêu cầu được đặt lên hàng đầu. Với sản phẩm chủ lực của nhà máy là đường kính rắn RS.
Tuy nhiên, trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành bài báo cáo chúng em gặp không ít khó khăn. Với côn xuất thiết kế ban đầu là 500 tấn mía/ngày. Sau này nhà máy nâng cấp lên 1000 tấn mía/ ngày, vì vậy những thông số, những kích thước hình học của thiết bị bị sáo trộn, một số bản vẽ bị thất lạc, tài liệu của nhà máy còn giới hạn,…
Trên đây là một số ý kiến và kết luận mà sau quá trình thực tập và nghiên cứu tại công ty mà nhóm chúng em rút ra được. Tuy nhiên bài báo cáo của nhóm chúng em chưa hoàn toàn đầy đủ như yêu cầu đề ra và đồng thời không tránh khỏi những sai xót nhất định. Mong quý giám đốc công ty và quý thầy cô thông cảm !
PHỤ LỤC
I.Danh từ và thuật ngữ áp dụng
1.Nguyên liệu mía: là toàn bộ lượng mía đổ xuống băng tải đưa vào xử lý sơ bộ và ép bao gồm: cây mía, lá mía, rể mía,…
2. Thành phần xơ: là thành phần chất khô không hòa tan trong nước mía (tính theo phần trăm so với mía).
3. Nồng độ chất khô hòa tan: là tổng thành phần các chất hòa tan trong dung dịch được biểu diễn bằng phần trăm so với khối lượng dung dịch. Kí hiệu: Bx = % (đối với dung dịch đường thì độ brix = 1%).
• Chất khô toàn phần: là lượng chất khô thu được khi tách hết nước.
• Chất khô hòa tan (chất khô chiết quan kế): đo được trên máy chỉ bao nhiêu thì số đó là số Bx.
4. Pol: thành phần đường tổng (%) được xác định qua phân cực kế một lần. Trên thực tế ta tính: pol là tổng nồng độ phần trăm đường saccharose trong dung dịch.
5. AP = Pol/Bx là tỷ số giữa nồng độ phần trăm đường saccharose với nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch.
6.Chất không đường: Bx (%) – Pol (%). (Chất hòa tan không phải đường saccharose).
7. Đường non: là dung dịch đường có 0Bx > 90% bao gồm tinh thể đường saccharose và dung dịch đường (ở dạng quá bão hòa).
8. Mật: là dung dịch đường được tách ra từ đường non (nhờ máy ly tâm).
9. Đường RS (Refinded Standar): đường tinh luyện chuẩn (đường trắng đồn điền,đường trắng trực tiếp).
10. Chè trong(nước mía trong): là thành phần nước mía thu được sau khi lắng trong.
11. Bùn nước: là phần dung dịch lấy ra ở đáy bồn lắng.
12. Chè lọc: là thành phần nước mía lấy được ở trống lọc quay chân không.
13. Bã bùn: là hỗn hợp gồm bùn ướt, bã nhuyễn lấy ra sau trống lọc chân không.
II. Phân tích CCS (Commercial Cane Sugar)
Nhằm mục đích xác định độ Pol, độ Brix và tỷ lệ chất xơ của mía mà ta tiến hành kiểm tra mẫu.
Đo độ Pol và độ Brix
• Đo Pol bằng máy Sucromat, quá trình thực hiện có hai phương pháp: dùng chì khô, dùng chì nước. Ở đây ta dùng phương pháp chì khô.
Lấy một phần nước mía đã được ép cho vào bình tam giác 250ml khoảng 100ml, cho khoảng 2 – 3g acetat chì khô vào. Không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người phân tích, đồng thời cũng không có tác dụng tốt đối với mẫu, vì lượng chì tác dụng vừa đủ với mẫu để làm kết tủa các chất cặn.
Sau đó lắc đều, lọc qua giấy lọc. Lấy phần nước lọc trong sau khi đã bỏ đi 25cc nước lọc đầu.
Cho vào ống quan sát để đo độ Pol. Khi thực hiện thao tác cho nước lọc trong vào ống quan sát cần lưu ý ống phải khô, nếu không thì phải tráng qua ống bằng dung dịch chuẩn bị đo, đồng thời khi cho dung dịch nước lọc vào ống đo phải tránh không có bọt khí trong ống. Cần phải cho đầy tới miệng ống đo, không nên cho ít quá sẽ ảnh hưởng đến quá trình đo, độ Pol không chính xác.
• Đo độ Brix bằng máy Atago α 5000: Qúa trình thực hiện phải chú ý, dụng cụ đựng mẫu phải khô, nếu không thì tráng qua dụng cụ bằng dung dịch chuẩn bị đo. Khi thực hiện đo độ Brix thì cần phải thực hiện ít nhất 2 lần nhằm đảm bảo tính trung thực của từng mẫu.
Các số liệu đo được ghi nhận trực tiếp và lưu trữ hoàn toàn vào máy.
• Đo tỷ lệ chất xơ: Lượng bã ép sau khi ép xong, được cân lại. Bánh bã này nhân viên lấy 50g cho vào đĩa inox nhỏ, rồi cho vào thiết bị sấy, sấy cho đến khi trọng lượng không thay đổi trong khoảng thời gian 1h30 phút đến 2h ở nhiệt độ 1000C.
Kết quả phân tích được chuyển đến bộ phẩn tính toán tỷ lệ % chất xơ của mía.