Bụi và các khí SO2, NOx, CO, VOC từ các phương tiện giao thông

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghệ cao phục vụ xuất khẩu (Trang 33 - 37)

- QCVN 09:2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

a.1.Bụi và các khí SO2, NOx, CO, VOC từ các phương tiện giao thông

+ Y tế và sức khoẻ cộng đồng

a.1.Bụi và các khí SO2, NOx, CO, VOC từ các phương tiện giao thông

Hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đến lắp đặt và san lấp mặt bằng tại khu vực Dự án cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Nhiên liệu đốt cho quá trình vận hành các phương tiện vận tải thường là xăng và dầu Diesel, vì vậy, trong khói thải xe sẽ phát sinh bụi khói và khí độc SO2, NOx, CO, CO2, CxHy.

Theo tính chất và quy mô của Dự án thì ước tính hàng ngày có khoảng 15 xe loại tải trọng từ 3,5-16 tấn ra vào khu vực Dự án. Thành phần các chất gây ô nhiễm từ các phương tiện vận tải đã được tính toán qua các nguồn tài liệu khác nhau, theo tài liệu thống kê của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) thì thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô, xe tải như sau:

Bảng 8 - Thành phần các chất ô nhiễm trong khí thải xe ôtô Tình trạng vận hành CxHy

(ppm) (%)CO NO2 (ppm) CO2 (ppm)

Chạy không tải 750 5,2 30 9,5

Chạy chậm 300 0,8 1.500 12,5

Chạy tăng tốc 400 5,2 3.000 10,2

Chạy giảm tốc 40.000 4,2 60 9,5

Theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993, tải lượng bụi và các chất ô nhiễm tính cho loại xe có tải trọng từ 3,5-16 tấn, với xe chạy dầu Diesel (S=1%), và tốc độ trung bình 8-10km được xác định như sau:

Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghệ cao phục vụ xuất khẩu Bảng 9 - Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải xe ôtô

Chất ô nhiễm Tải lượng từ 01xe (kg/10kmđường dài) Tải lượng từ 15 xe (kg/10kmđường dài)

Bụi 0,009 0,135

SO2 0,0429 0,6435

NOx 0,118 1,77

CO 0,006 0,09

VOC 0,026 0,39

Để xác định nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải động cơ, có thể áp dụng mô hình phát thải nguồn đường để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm. Giả sử ta xét nguồn đường có độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường phát thải liên tục, sử dụng mô hình Sutton để xác định nồng độ ô nhiễm như sau:

( ) [ ] [ ( ) ] { z h z h } ( u) E C = 0,8 exp− + 2/2σz2 +exp− − 2/2σz2 /σz. Trong đó:

C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí tại độ cao z so với mặt đất, cách đường giao thông x Km (mg/m3).

E: Tải lượng nguồn thải (mg/ms) Z: Độ cao tại điểm tính toán.

z

σ : Hệ số khuyếch tán theo phương z(m), là hàm số của khoảng cách x theo phương gió thổi và độ ổn định của khí quyển, σz =0.53×x0,73

u : Tốc độ gió trung bình so với nguồn thải tính theo chiều gió thổi. h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (lấy bằng 1m). x: Khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải tính theo chiều gió thổi.

(Theo Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội – 1997).

Một số kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm theo trục x, z ở hai bên đường trong trường hợp gió thổi vuông góc với nguồn đường như sau:

Bảng 10 - Nồng độ chất ô nhiễm phát tán trong không khí khi có gió thổi

Chất ô nhiễm Khoảng cách (m) Nồng độ (mg/m3) TCVN 5937-2005 Z = 0 Z = 1 Z = 2 Z = 3 Z = 4 SOx 0 0,0067 0,0062 0,0050 0,0034 0,0020 0,35 2 0,0042 0,004 0,0037 0,0032 0,0026 4 0,0035 0,0034 0,0032 0,0029 0,0027 6 0,0031 0,0030 0,0029 0,0027 0,0024 8 0,0029 0,0028 0,0027 0,0025 0,0023 NOx 0 0,0190 0,017 0,0140 0,0090 0,0050 0,2 2 0,0120 0,0110 0,0100 0,0080 0,0070 4 0,0097 0,0095 0,0089 0,0080 0,0069 6 0,0086 0,0084 0,0080 0,0074 0,0066

Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghệ cao phục vụ xuất khẩu 8 0,0078 0,0077 0,0074 0,0069 0,0063 CO 0 0,0094 0,0087 0,0069 0,0057 0,0054 0,3 2 0,0058 0,0057 0,0052 0,0049 0,0036 4 0,0049 0,0048 0,0057 0,0052 0,0049 6 0,0044 0,0043 0,0041 0,0038 0,0036 8 0,0040 0,0039 0,0037 0,0035 0,0032 THC 0 0,0040 0,0038 0,003 0,0002 0,0012 - 2 0,0025 0,0024 0,0022 0,0019 0,0015 4 0,0022 0,0021 0,0019 0,0017 0,0015 6 0,0019 0,0017 0,0016 0,0015 0,0014 8 0,0017 0,0017 0,0016 0,0015 0,0014 Bụi 0 0,0014 0,0013 0,0010 0,0007 0,0004 0,3 2 0,0008 0,0008 0,0007 0,0006 0,0005 4 0,0007 0,0007 0,0006 0,0005 0,0005 6 0,0006 0,0006 0,0006 0,0005 0,0005 8 0,0006 0,0006 0,0005 0,0005 0,0004

(Ghi chú: TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh)

Nhận xét

Từ kết quả tính toán trên ta thấy, khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải có nồng độ thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, trên thực tế thì mạng lưới giao thông trong khu đất quy hoạch chỉ có một số tuyến đường nhựa và đường bê tông chính, chất lượng thấp, mặt cắt nhỏ, không có vỉa hè, giao thông nội bộ chủ yếu trong các khu dân cư vẫn là đường đất. Do vậy, hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng vào những thời điểm nhất định cũng làm ô nhiễm môi trường không khí với mức độ từ thấp đến trung bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tiếng ồn từ các máy móc, thiết bị thi công và phương tiện vận tải

Tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công.

Mức ồn cách nguồn 1m của các phương tiện vận chuyển và thi công được trình bày trong bảng sau. Mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách ảnh hưởng và có thể dự báo như sau:

Lp(x) = Lp(xo) + 20 log10(xo/x) Trong đó:

Lp(xo): mức ồn cách nguồn 1m (dBA) xo = 1m

Lp(x): mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA) x: vị trí cần tính toán (m)

Bảng 11 - Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công (dBA)

Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghệ cao phục vụ xuất khẩu TT Các phương tiện Mức ồn cách nguồn 1m Mức ồn cách nguồn 20m Mức ồn cách nguồn 50m Khoảng Trung bình 1 Máy ủi 93,0 67,0 59,0 2 Xe lu 72,0 ÷ 74,0 73,0 47,0 39,0 3 Máy kéo 77,0 ÷ 96,0 86,5 60,5 52,5 4 Máy cạp đất 80,0 ÷ 93,0 86,5 60,5 52,5 5 Xe tải 82,0 ÷ 94,0 88,0 62,0 54,0 6 Máy trộn bê tông 75,0 ÷ 88,0 81,5 55,5 47,5 7 Máy nén khí 75,0 ÷ 87,0 81,0 55,0 47,0

TCVN 5949-1998 (6 ÷ 18h) 50 ÷ 75 dBA

Nhận xét:

Mức ồn tối đa do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công tại vị trí cách nguồn 20m nhỏ hơn giới hạn cho phép của tiêu chuẩn TCVN 5949-1998 nên khu dân cư cách khu vực xây dựng dự án 50–100m sẽ không bị tác động nhiều.

Tác động này chỉ kéo dài thời gian xây dựng.

a.2. Nước thải

* Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của công nhân xây dựng làm việc tại công trường:

- Số lượng công nhân làm việc tối đa tại công trường ước tính khoảng 30 người tại khu vực dự án.

- Nước thải sinh hoạt phát sinh tối đa khoảng:

Q = 35l/người/ngày x 30 người ≈ 1,1 m3/ngày Trong đó:

- Định mức nước dùng cho sinh hoạt bình quân là khoảng 35l/người/ngày

Theo kinh nghiệm của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (VITTEP), nếu không có các biện pháp khống chế ô nhiễm thì tải lượng tối đa của nước thải sinh hoạt khoảng 2,4 kg COD/ngày (80g COD/ngày/người). Tuy nhiên tác động này được giảm thiểu do chúng tôi sẽ xây dựng nhà vệ sinh trước khi tiến hành xây dựng dự án.

* Dầu mỡ

Dầu mỡ thải ra từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới trong khu vực dự án là không thể tránh khỏi. Lượng dầu mỡ thải ra tại khu vực dự án cao nhất trong giai đoạn thi công xây dựng. Tuy nhiên do quá trình thi công xây dựng công trình không tập trung tại một địa điểm, do vậy số lượng máy thi công tại chỗ rất thấp và lượng dầu mỡ thải phát sinh trên thực tế thấp hơn từ 2 ÷ 3 lần.

Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghệ cao phục vụ xuất khẩu

Theo quy chế quản lý chất thải nguy hại thì dầu mỡ thải được phân loại là chất thải nguy hại (mã số A3020, mã số Basel: y8), do đó nếu không được thu gom và xử lý triệt để sẽ là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng đến môi trường đất.

* Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn qua phạm vi công trường đang triển khai xây dựng sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm như: Dầu mỡ, bụi đất, bụi xi măng, cát,… chảy vào mương thoát nước chung sẽ góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm trong nước mưa. Ngoài ra, nước mưa còn cuốn theo đất cát, và các thành phần ô nhiễm khác từ mặt đất vào nguồn nước mặt gây bồi lắng và tác động xấu đến nguồn tài nguyên nước, ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên sinh vật thuỷ sinh.

Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án (chủ yếu vào mùa mưa) được tính theo công thức:

Q = 0,278.K.I.F

Trong đó:

K - Hệ số dòng chảy (k = 0,6) F - Diện tích khu vực (m2): 35.000m2. I - Cường độ mưa (mm/tháng), lượng mưa trung bình là 214 mm/tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Q = 0,278 x 0,6 x 214.10-3 x 35.000 = 1.249,3 m3/tháng

Ngoài ra, nước thải phát sinh trong giai đoạn này còn là nguồn nước thải từ làm mát các máy móc thiết bị thi công hoặc từ các khu vực tồn trữ nhiên liệu, vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, lượng nước thải này là không nhiều chỉ gây ra trong một thời gian ngắn.

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghệ cao phục vụ xuất khẩu (Trang 33 - 37)