Tình huống 67:
Tôi là người Việt Nam, kết hôn với người chồng mang quốc tịch Anh. Hai vợ chồng tôi không có con nên tôi muốn nhận cháu ruột của tôi (con của chị gái tôi) làm con nuôi. Cháu tôi năm nay đã 14 tuổi. Chị tôi hiện vẫn đang đủ sức khoẻ để làm việc nhưng vì muốn tái hôn nên bố và mẹ tôi là người bảo dưỡng chính cho cháu. Tôi mong Quý cơ quan tư vấn giúp trường hợp của tôi có đợc nhận cháu làm con nuôi hay không? Nếu được thì cần những thủ tục như thế nào và liên hệ đến cơ quan nào? Chân thành cảm ơn!
Tình huống 68:
Xin Quý cơ quan tư vấn giúp tôi vấn đề sau. Vợ tôi đã nhiều lần sảy thai, bác sĩ nói là không thể sinh con được. Tôi có đến Jungensamt (bên Đức) hỏi về việc xin nhận con nuôi. Họ nói không được vì tôi đã hơn 40 tuổi (vợ tôi 40 tuổi, tôi 45 tuổi). Tôi không thể tiến hành làm hồ sơ về việc xin nhận con nuôi. Trường hợp này tôi phải làm như thế nào? Xin cảm ơn!
Tình huống 69:
Tôi có người bạn hiếm muộn con cái. Sau khi tìm hiểu thông tin có thỏa thuận nhận con của một người (người này "chửa hoang") có giấy thỏa thuận việc cho
con. Sau khi xin con bạn tôi muốn thực hiện việc nhận con nuôi tại UBND xã nhưng có việc vướng mắc là bạn tôi không muốn mẹ đứa trẻ biết địa chỉ gia đình để phòng sau này...nhưng như vậy theo nghị định 158/2005/NĐ-CP với các trường hợp biết cha, mẹ đẻ là ai thì sẽ không đăng ký được. Tôi xin hỏi có cách nào khắc phục được không? (không áp dụng với kiểu khắc phục cho đứa trẻ bị bỏ rơi).
Tình huống 70:
Xin hỏi: Trường hợp cô ruột nhận cháu làm con nuôi có được không? Căn cứ điều kiện nhận con nuôi thì đúng nhưng trên thực tế bố mẹ cháu còn sống và chỉ mới có 1 con (là cháu), hoàn cảnh kinh tế bình thường. Gia đình cô giàu có, cô có 2 người con một trai, một gái. Tôi hơi băn khoăn về mục đích nhận con nuôi nhưng không biết lấy lý do gì để từ chối không cho nhận con nuôi. Xin Cơ quan có thẩm quyền tư vấn để tôi sớm trả lời cho công dân.
Tình huống 71:
Tôi có một người bạn 24 tuổi muốn nhận một người cha ở nước ngoài ông ấy đã 60 tuổi và là thương binh vậy cô ấy phải làm thủ tục như thế nào?
Tình huống 72:
Những người nào có quyền yêu cầu Toà án chấm dứt việc nuôi con nuôi? Tình huống 73:
Vì đông con và kinh tế gia đình quá khó khăn nên vợ chồng ông D đồng ý cho cháu N 10 tuổi về làm con nuôi ông C (ông C có đủ điều kiện để nhận nuôi). Khi đến UBND xã đăng ký việc nuôi con nuôi thì ông D và N đều không đến vì ngại mang tiếng đem con đi cho. Vì vậy, UBND xã không thực hiện đăng ký. Việc UBND xã không thực hiện đăng ký là đúng hay sai? Pháp luật quy định về trình tự đăng ký nuôi con nuôi như thế nào?
Tình huống 74:
Anh Tráng, cư trú tại xã X, tỉnh Tuyên Quang đến Uỷ ban nhân dân xã tìm gặp đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã để trình bày sự việc như sau: Do biết vợ chồng anh hiếm muộn đường con cái, cưới nhau đã lâu nhưng chưa sinh được con nên bà Thoàn, một người ở cùng thôn, làm nghề buôn chuyến trong một lần đi cất hàng trên Lạng Sơn thấy có đứa trẻ bị bỏ rơi ở một ngôi chùa thuộc thị trấn K, tỉnh Lạng Sơn nên đã xin về để cho vợ chồng anh Tráng nhận làm con nuôi. Khi
giao đứa trẻ cho vợ chồng anh Tráng, bà Thoàn cũng cho biết là không có giấy tờ, đồ vật gì kèm theo trẻ ngoài tờ Giấy chứng sinh nhưng tên tuổi người mẹ trên Giấy chứng sinh này không có thực.
Sau khi trình bày sự việc, anh Thoàn thiết tha đề nghị đồng chí Chủ tịch tạo điều kiện giúp đỡ thực hiện đăng ký nuôi con nuôi. Anh cũng trình bày thêm rằng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không thể có tiền để chữa bệnh vô sinh nên mong Uỷ ban nhân dân tìm cách cho anh chị được nhận cháu bé làm con nuôi. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X cần giải quyết tình huống này như thế nào?
Tình huống 75:
Khi mới 19 tuổi và chưa kết hôn nhưng chị Vang đã có thai ngoài ý muốn. Gia đình chị vì ngại điều tiếng chê trách của xóm làng nên đưa chị đến ở nhờ nhà người cô họ tại xã X ở một tỉnh khác trong thời gian chờ sinh con. Trong thời gian ở đây, chị Vang quen biết vợ chồng chị Thuỷ là người trong xã, biết hoàn cảnh của vợ chồng chị Thuỷ kết hôn đã lâu nhưng không có khả năng sinh con nên chị Vang đồng ý sau khi sinh con sẽ cho cháu làm con nuôi vợ chồng chị Thuỷ. Vì đã thoả thuận với nhau như vậy và muốn giữ bí mật về chuyện này nên khi gần sinh con, chị Vang được chị Thuỷ đón về nhà chăm sóc. Tháng 02 năm 2006, chị Vang sinh con và được chị Thuỷ mời bác sỹ về nhà đỡ đẻ tại nhà. Sinh con được 2 tuần, chị Vang để con lại làm con nuôi vợ chồng chị Thuỷ với yêu cầu gia đình chị Thuỷ không được liên A với chị Vang. Theo yêu cầu của vợ chồng chị Thuỷ, chị Vang cũng viết một tờ giấy về việc tự nguyện cho con làm con nuôi vợ chồng chị Thuỷ và cam kết sau này không tranh chấp, đòi hỏi quyền lợi gì liên quan đến đứa con. Tờ giấy này có chữ ký của chị Vang, vợ chồng chị Thuỷ và người làm chứng là cô họ của chị Vang.
Cháu bé được 5 tháng tuổi, chị Thủy đến Uỷ ban nhân dân xã X để xin đăng ký nhận con nuôi và đăng ký khai sinh cho cháu bé. Cán bộ tư pháp - hộ tịch sau khi tìm hiểu rõ sự việc, thấy có nhiều vướng mắc để thực hiện yêu cầu đăng ký hộ tịch của chị Thuỷ do việc đăng ký khai sinh cho cháu bé không có Giấy chứng sinh, việc đăng ký nuôi con nuôi thì không liên hệ được với mẹ đẻ cháu bé để làm các thủ tục cần thiết. Uỷ ban nhân dân xã X phải giải quyết tình huống này như thế nào?
K là con nuôi ông bà B, được ông bà đối xử như với con đẻ. Năm 24 tuổi K cưới vợ và vẫn được ở cùng bố mẹ nuôi. Ông B chỉ có một người con trai hiện đang cư trú tại Pháp nên muốn K ở cùng cho vui. Vì muốn chiếm toàn bộ diện tích đất, nhà của ông B nên K bàn với bố mẹ nuôi giao giấy tờ nhà đất cho K để K làm thủ tục xây nhà 4 tầng trên diện tích đó. Ông bà B không đồng ý vì còn phải bàn bạc thêm với con trai đang ở nước ngoài. Không đạt được mục đích, K thường xuyên chửi bới, nhiếc móc bố mẹ nuôi; thậm chí còn khiêng cả giường của bố mẹ nuôi vứt ra ngoài, không cho ngủ trong nhà. Bố mẹ nuôi ốm K cũng để mặc. Khuyên can nhiều lần không được, bà con, hàng xóm, họ hàng rất bất bình, họ đề nghị Ông B làm giấy từ con nuôi. Ông B rất buồn và băn khoăn không biết có được làm như vậy không?
Tình huống 77:
L được vợ chồng ông, bà D nhận nuôi từ lúc lên 5 tuổi, được cho ăn học đỗ đạt đến Tiến sỹ, hiện công tác tại Hunggari. Thương bố mẹ nuôi, anh chăm chỉ làm việc, dành dụm, tích góp tiền gửi về để bố mẹ có thêm tiền chi tiêu, chăm sóc sức khoẻ. Số tiền còn lại L nhờ bố mẹ nuôi mua được một ngôi nhà 4 tầng khang trang, đăng ký tên anh, để khi nào về nước L ở. Sợ khi L về nước, số tài sản này phảỉ trả lại cho L, các con đẻ ông bà D bàn với bố mẹ làm đơn xin chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với L với lý do con nuôi đã trưởng thành, có học hành đỗ đạt, có công ăn việc làm tử tế. Ông bà D không muốn vậy những các con ép quá đành phải nghe nhưng ông tuyên bố dứt khoát: Ngôi nhà và tài sản mua được từ tiền của L gửi về ông sẽ giao lại toàn bộ cho L. Các con ông không chịu và cho rằng: khi đã chấm dứt việc nuôi con nuôi thì mọi quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng hoàn toàn chấm dứt. Các con đẻ ông, bà D nói như vậy đúng hay sai?
Tình huống 78:
Cháu P mồ côi cả cha lẫn mẹ, được ông H nhận làm con nuôi. Đến 11 tuổi, P vẫn chưa biết đọc biết viết. Nghe bạn bè khuyên, P về xin bố mẹ đi học nhưng ông H không đồng ý. Mọi người khuyên nhủ ông cũng không nghe mà còn cho rằng con nuôi không thể như con đẻ được; phải làm việc để các con đẻ ông đi học; được ông nuôi, cho ở, cho ăn là tốt rồi. Việc Ông H phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi có vi phạm pháp luật không?
Cháu M là trẻ bị bỏ rơi tại xã T. UBND xã T đã lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi. Bà L thường trú tại thị trấn X muốn nhận cháu M làm con nuôi (bà L
có đầy đủ điều kiện về nhận nuôi con nuôi). Bà L đến UBND thị trấn X làm thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi nhưng Uỷ ban nhân dân thị trấn X hướng dẫn bà L về làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi tại UBND xã T. Hướng dẫn của UBND thị trấn X đúng hay sai?
Tình huống 79:
Năm nay Y 18 tuổi, là cô gái nông thôn mồ côi bố mẹ từ khi mới tròn 6 tuổi. Trong thời gian qua, Y ở cùng gia đình bác ruột. Chị H là hàng xóm của gia đình Y, hơn Y 18 tuổi, thấy Y là cô gái chăm chỉ, nết na nên rất quý và muốn nhận làm con nuôi. Y và gia đình đều đồng ý. Khi ra UBND phường làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thì được UBND phường trả lời là không đáp ứng đúng điều kiện. UBND phường trả lời như vậy đúng hay sai?
Tình huống 80:
Anh T và chị C lấy nhau đã 12 năm nhưng không có con, họ đã đi đến quyết định xin nhận cháu D 13 tuổi con một người hàng xóm đông con làm con nuôi. Được vài năm, do điều kiện kinh tế của hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn nên anh chị quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi với cháu D và trả lại quyền nuôi dưỡng cho cha mẹ đẻ của cháu. Vậy hậu quả pháp lý của việc chấm dứt việc nuôi con nuôi sẽ được giải quyết như thế nào?
PHẦN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Tình huống 81:
Ngày 9.6.2010, chị Đinh Thị Phúc đến UBND xã Tân Dương, huyện Lai Vung, Đồng Tháp đăng ký khai sinh cho con là Nguyễn Đinh Phú Quý sinh ngày 6.12.2009 tại Bệnh viện đa khoa thị xã Sa Đéc. Theo chị Phúc, khi sinh con tại Bệnh viện đa khoa thị xã Sa Đéc có giấy chứng sinh do bệnh viện cấp, nhưng trên đường về nhà chị đã làm mất giấy chứng sinh của con nên không thể làm khai sinh. Về phía Bệnh viện thì không thể cấp lại giấy chứng sinh cho con chị được. Nghị định 158 chỉ quy định trường hợp nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trường hợp con chị Phúc sinh trong bệnh viện nhưng mất giấy chứng sinh, cơ quan hộ tịch không biết có thể cho đăng ký khai sinh hay không? Nếu đăng ký khai sinh thì giấy tờ nào sẽ thay thế giấy chứng
sinh? Cuối cùng, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch xã phải cho chị Phúc làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực để giải quyết việc đăng ký khai sinh cho con chị. Tình huống 82:
Nguyễn Văn A, sinh năm 1996 sống chung với một cô gái như vợ chồng. Tháng 9.2008 cô này sinh con rồi bỏ đi, để lại đứa con cho anh A nuôi. Tháng 12.2009 khi anh A đến UBND xã Tân Hoà, huyện Lai Vung, Đồng Tháp đăng ký khai sinh cho con thì gặp vướng mắc. Lý do, Thông tư 01 hướng dẫn: trong trường hợp cha, mẹ của trẻ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, người mẹ để con lại cho người cha và bỏ đi không xác định được địa chỉ, thì khi người cha làm thủ tục nhận con, không cần phải có ý kiến của người mẹ. Khi đăng ký khai sinh, phần ghi về người mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh, thì ghi theo lời khai của người cha; nếu người cha không khai về người mẹ, thì để trống (Tiết a, Điểm 4, Mục II, Thông tư 01). Tuy nhiên, trường hợp anh A mới chỉ 13 tuổi thì có quyền được làm thủ tục cha nhận con và đăng ký khai sinh cho con được hay không?.
Tình huống 83:
Hơn 10 năm trước, anh T. kết hôn với chị L. rồi sinh được một bé trai. Do chị L. làm hướng dẫn viên du lịch nên nay đây mai đó khiến anh T. thường nghi vợ không chung thủy. Sự nghi ngờ này khiến cho hai vợ chồng luôn xung đột. Đến đầu năm 2006, anh T. gửi đơn ra tòa đòi ly hôn. Do chị L. cũng đồng ý nên ngày 10-5-2006, tòa ra quyết định công nhận việc thuận tình này…
Sáu tháng sau, chị L. sinh thêm một bé gái. Làm giấy khai sinh cho con chị vẫn khai tên cha là anh T. Được một thời gian, do hoàn cảnh khó khăn, chị L. yêu cầu anh T. góp thêm tiền để nuôi bé thứ hai. Anh T. không đồng ý vì cho rằng bé không phải con mình.
Thấy anh T. dây dưa từ chối trách nhiệm của người cha, chị L. làm đơn khởi kiện yêu cầu TAND huyện T. (tỉnh Quảng Bình) giải quyết buộc anh T. phải cấp dưỡng nuôi bé.
Sau khi xem xét đơn khởi kiện, tòa cho rằng chị L. sinh cháu bé sau khi đã ly hôn nên để có cơ sở buộc anh T. cấp dưỡng nuôi con, chị phải làm đơn yêu cầu tòa án
xác định cháu bé này là con anh T. Sau khi có kết quả, tòa mới xem xét giải quyết vụ kiện đòi cha cấp dưỡng…