Attacker giả mạo IP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số lỗ hổng thiếu an ninh trong ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp và công cụ kiểm soát, xử lý lỗ hổng (Trang 55 - 57)

+ PUSH ACK Attack: Trong TCP protocol, các packet được chứa trong buffer, khi buffer đầy thì các packet này sẽ được chuyển đến nơi cần thiết. Tuy nhiên, bên gởi có thể yêu cầu hệ thống unload buffer trước khi buffer đầy bằng cách gởi một packet với PUSH và ACK mang giá trị là 1. Những packet này làm cho hệ thống của nạn nhân unload tất cả dữ liệu trong TCP buffer ngay lập tức và gửi một ACK packet trở về khi thực hiện xong điều này, nếu quá trình được diễn ra liên tục với nhiều Agent, hệ thống sẽ không thể xử lý được lượng lớn packet gửi đến và sẽ bị treo.

b.2/ Malformed Packet Attack[2][3][4]: SYN ACK SYN/ACK Client Server SYN SYN/ACK SYN/ACK Server Attacker/Agent

56

- Malformed Packet Attack là cách tấn công dùng các Agent để gởi các packet có cấu trúc không đúng chuẩn nhằm làm cho hệ thống của nạn nhân bị treo.

Có hai loại Malformed Packet Attack:

+ IP address attack: dùng packet có địa chỉ gởi và nhận giống nhau làm cho hệ điều hành của nạn nhân không xử lý nổi và bị treo.

+ IP packet options attack ngẫu nhiên hóa vùng OPTION trong IP packet và thiết lập tất cả các bit QoS lên 1, điều này làm cho hệ thống của nạn nhân phải tốn thời gian phân tích, nếu sử dụng số lượng lớn Agent có thể làm hệ thống nạn nhân hết khả năng xử lý.

2.2.2. Tấn công từ chối dịch vụ phản xạ nhiều vùng DRDoS (Distributed Reflection Denial of Service)[2][3][4] Reflection Denial of Service)[2][3][4]

Về cơ bản, DrDoS là sự kết hợp giữa hai kiểu DoS và DDoS. Nó có kiểu tấn công SYN với một máy tính đơn, vừa có sự kết hợp giữa nhiều máy tính để chiếm dụng băng thông như kiểu DDoS. Kẻ tấn công thực hiện bằng cách giả mạo địa chỉ của server mục tiêu rồi gửi yêu cầu SYN đến các server lớn như Yahoo,Micorosoft…,để các server này gửi các gói tin SYN/ACK đến server mục tiêu. Các server lớn, đường truyền mạnh đã vô tình đóng vai trò zoombies cho kẻ tấn công đối với server mục tiêu

Mục tiêu chính của DRDoS là chiếm đoạt toàn bộ băng thông của máy chủ, tức là làm tắc ngẽn hoàn toàn đường kết nối từ máy chủ vào xương sống của Internet và tiêu hao tài nguyên máy chủ. Trong suốt quá trình máy chủ bị tấn công bằng DrDoS, không một máy khách nào có thể kết nối được vào máy chủ đó. Tất cả các dịch vụ chạy trên nền TCP/IP như DNS, HTTP, FTP, POP3, ... đều bị vô hiệu hóa.

57

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số lỗ hổng thiếu an ninh trong ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp và công cụ kiểm soát, xử lý lỗ hổng (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)