2. Thực trạng về hoạt động quản trị kinh doanh.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Chức năng và nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán - Kế toán trưởng
Là người điều hành công việc chung của bộ máy kế toán, đồng thời kiêm kế toán tổng hợp và theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ, kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức sản xuất với tổ chức bộ máy kế toán và yêu cầu quản
Kế toán trưởng Kế toán tập hợp chi phí, giá thành Kế toán doanh thu, thuế - kế toán tồn Kế toán tổng hợp - kế toán Kế toán thanh toán lương - kế Thủ quỹ
lý của Công ty. Là người chịu trách nhiệm về các báo cáo kế toán đã lập. Đồng thời, kế toán trưởng phải là người phổ biến các chế độ, thể lệ tài chính mới cho các kế toán viên trong bộ máy, chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn của Công ty.
- Kế toán tập chi phí, tính giá thành.
Là người có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán tổng hợp các khoản chi phí để tính giá thành sản phẩm. Cụ thể, tập hợp các chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, hưỡng dẫn các bộ phận có liên quan lập và luân chuyển các chứng từ chi phí cho phù hợp với các đối tưoựng hạch toán, xác định tiêu thức phân bố để phân bố chi phí, tính giá thành sản phẩm. Đồng thời theo dõi j xuất khẩu, tồn kho nguyên vật liệu.
- Kế toán doanh thu và thuế.
Có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu, phải trả khách hàng về hàng hoá đã cung cấp, vậ tư đã được phục vụ cùng với các khoản ứng trước và trả trước cho khách hàng. Đồng thời theo dõi các khoản thuết phải nộp cho Nhà nước, theo dõi, quản lý và phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm.
- Kế toán tổng hợp.
Là người có nhiệm vụ theo dõi, quản lý và xây dựng các báo cáo tổng hợp như: báo cáo tổng hợp nhập - xuất, tồn kho nguyên vật liệu, tiền mặt. Đồng thời kế toán tổng hợp kiêm luôn nhiệm vụ kế toán tiền gửi ngân hàng chịu yn giao dịch và ký các hợp đồng vay mượn, theo dõi tình hình tăngm giảm của tài khoản tiền gửi ngân hàng... có trách nhiệm, kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ thanh toán, bảo quản, lưu trữ các chứngtừ theo quy định.
Có nhiệm vụ đối chiếu, theo dõi và tính ra lương phải trả cho công nhân viên trong Công ty căn cứ vào bảng chấm công của các quản đốc phân xưởng và của các trưởng phòng ban.
Từ tiền lương đã tính, kế toán sẽ trích lập các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ.
Đồng thời với việc theo dõi tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiền lương còn kiêm luôn nhiệm vụ theo dõi về thu - chi tiền mặt và thanh toán với công nhân viên trong Công ty.
Thủ quỹ:
Là người chịu trách nhiệm quản lý và giữ tiền mặt, thu chi tiền sau khi đã kinh tế và thấy rõ các chứng từ đã có đủ điều kiện để thanh toán hàng ngày thủ quỹ vào sổ quỹ và thường xuyên đối chiếu số liệu với kế toán tiền mặt.
Mặc dù bộ máy kế toán được chia theo các phần hành riêng biệt nhưng giữa các phần hành đều liên quan chặt chẽ và có tác động qua lại với nhau. Đến cuối kỳ, các kế toán viên đều phải có báo cáo số liệu về phần hành kế toán của mình để kế toán trưởng lập báo cáo kế toán.
* Hoạt động về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bất cứ đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực nào thì việc xác định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, bán cho ai?
Đây là những vấn đề hết sức cơ bản cần phải xác định rõ, sau khi xác định rõ những điều đó thì việc tiêu thụ sản phẩm như thế nào, tiêu thị ở đâu cũng là vấn đề càng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Công ty nhựa cao cấp hoặc sản xuất và kinh doanh với số lượng rất lớn các chủng loại mặt hàng, đáp ứng tất cả các loại nhu cầu của thị trường là các sản phẩm hướng tới sản phẩm chất lượng cao. Do đó môi trường kinh doanh của Công ty là rất rộng, nó bao gồm việc thoả mãn mọi luồng nhu cầu về các sản phẩm nhựa. Để thuận lợi cho quản lý cũng như thuận lợi trong việc xây dựng các chiến lược Marketing cho từng mặt hàng, nhóm
mặt hàng. Công ty đã dựa trên chủng loại mặt hàng và chia môi trường kinh doanh thành hai thị trường:
Thị trường trong ngành Hàng không Thị trường ngoài ngành.
+ Thị trường trong ngành Hàng không.
Đây là thị trường chủ lực của Công ty từ khi thành lập đến nay. Các sản phẩm cung cấp ở thị trường này chiếm 70% số lượng mặt hàng được sản xuất tại Công ty đem lại 60 - 70% doanh thu của Công ty.
Hiện nay, Công ty gần như đã độc chiếm được thị trường ngành Hàng không trước các đối thủ cạnh tranh trong nước và ngoài nước.
Thị trường này được chia làm hai mảng là mảng thị trường miền Bắc và mảng thị trường miền Nam.
Mảng thị trường miền Bắc - Công ty nhựa cao cấp hoặc chiếm khoảng 90% thịn phần với mảng thị trường miền Nam thị phần của Công ty có được ít hơn khoảng 50%. Để tăng thị phần trong mảng thị trường phía Nam bằng các sản phẩm uy tín của mình, đầu năm 1998 Công ty đã chính thức khai trương một cơ sở sản xuất kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm cạnh tranh, giành giật thị trường này.
Mặc dù chiếm giữ một phần lớn thị phần trong ngành Hàng không nhưng Công ty vẫn gặp phải sự cạnh tranh của một số đối thủ lớn là các Công ty nhựa cao cấp nước ngoài là các nhà cung cấp truyền thống của ngành Hàng không những năm về trước. Sự cạnh tranh này cũng mang lại cho Công ty không ít những khó khăn như buộc phải bán rẻ để cạnh tranh làm cho lợi nhuận thu được hàng năm bị giảm xuống.
Tuy nhiên trong những năm sắp tới, Công ty vẫn xác định đây là thị trường chính và đã tập trung hầu hết các chiến lược Marketing để mở rộng thị trường này.
Công ty chỉ mới tham giá thị trường này trong một thời gian ngắn, bước đầu chỉ là tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Nhưng với một thời gian chưa dài mà các sản phẩm của Công ty đã lấy được uy tín trên thị trường và được người tiêu dùng tín nhiệm.
Do thị trường ngoài ngành rất rộng lớn, đa dạng, nên thị phần mà Công ty có được còn ở mức khiêm tốn mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm như một số sản phẩm bao gói cho tiêu dùng và các nhà máy công nghiệp , thực phẩm và các sản phẩm phục vụ cho công nghiệp xây dựng...
Trong những năm tới cùng với kế hoạch mở rộng sản xuất và phát triển thị trường, Công ty sẽ đầu tư mở rộng thị trường này để tăng phần và tập trung vào cung cấp các sản phẩm thế mạnh.
- Hoạt động quản lý Marketing.
Hoạt động Marketing nội tại của các doanh nghiệp nói chung là tổng hoà các mối quan hệ môi trường trong một doanh nghiệp nó bao gồm tổ chức bộ máy nhân sự, các bộ phận chức năng, việc ra và thực hiện các chiến lược quyết định Marketing về thâm nhập hay rút khỏi thị trường...
Tất cả những vấn đề đó được gọi chung là "Hệ công nghệ Marketing".
"Hệ công nghệ Marketing" của Công ty gồm: Thứ nhất: công nghệ nghiên cứu thị trường
Để kinh doanh có hiệu quả thì cần phải tìm được thị trường phù hợp mới mà hoạt động của Công ty sẽ thu được hiệu quả cao hoặc với cả thị trường đã có sẵn phải mở rộng thị trường và chiếm thế chủ động điều tiết thị trường giá cả nhằm thu được lợi nhuận cao. Thực hiện mục đích đó Công ty nhựa cao cấp Hàng không đã tiến hành một công nghệ nghiên cứu thị trường theo ba bước. Thu nhập thông tin - Xử lý thông tin - Quyết định kinh doanh. Việc thu thập thông tin được kết hợp giữa việc tiến hành trực tiếp trên thị trường qua các phương tiện thông tin đem chúng kết hợp với
hội nghị khách hàng hàng năm, sau đó chuyển sang các bộ phận có trách nhiệm phân tích, tổng hợp tạo điều kiện cho việc ra quyết định kinh doanh.
Thứ hai: Công nghệ thiết kế vận hành kênh phân phối.
Kênh phân phối không chỉ là sự tập hợp thụ động các cư xử liên quan đến nhau bằng những lưu chuyền khác nhau mà còn để hoàn thànhn mục tiêu của mình. Trong một kênh phân phối có thể có nhiều trung gian, mỗi trung gian trong kênh giữ một vai trò riêng chuyên thực hiện một hoặc nhiều chức năng. Một hệ thống kênh đạt hiệu quả cao nhất trong mỗi trung gian hoàn thành các nhiệm vụ của mình tốt nhất. Ngoài ra để kiểm tra, đánh giá hiệu quả một kênh phân phối người ta sử dụng các chỉ tiêu kinh tế như tiêu chuẩn kiểm soát, tiêu chuẩn về sự thích nghi.
Thứ ba: Công nghệ quảng cáo xúc tiến bán hàng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, việc sử dụng các biện pháp giao tiếp khuyếch trương trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn. Chính sách giao tiếp khuyếch trowng là một công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược Marketing.
Thực tế tại công ty nhựa cao cấp Hàng không đã vận dụng công nghệ này một cách hết sức linh hoạt và đem lại hiệu quả khá cao. Công ty đã sử dụng các hoạt động giao tóp khuyếch trương sau:
+ Quảng cáo: đã sử dụng một số phương tiện tuyên truyền như các báo chí, tạp chí của các ngành, các cấp để đưa tin về các sản phẩm của Công ty quảng cáo ngay trên sản phẩm bằng cách in tên, địa chỉ của Công ty trên sản phẩm, phát hành các Cataloge để giới thiệu sản phẩm.
+ Chào hàng trực tiếp: Công ty đã trực tiếp đưa hàng đến các cơ sở, đại lý người tiêu dùng để giới thiệu sản phẩm từ đó kích cấu về sản phẩm đó.
Ngoài ra, Công ty còn tham gia các hội chợ, triển lãm. Đây là một biện pháp nhằm khuyếch trương, giới thiệu sản phẩm mà Công ty đã thực hiện sản xuất rất có hiệu quả. Qua đó doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua
bán giơi thiệu sản phẩm và doanh nghiệp trực tiếp giao dịch bán hàng có thể nắm bắt được nhu cầu của biết được ưu nhược điểm của sản phẩm làm cơ sở cho việc tìm kiếm thị trường mới, mặt hàng mới.
* Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.
Những kết quả mà Công ty nhựa cao cấp Hàng không đã đạt được phải kể đến bộ phận Marketing của Công ty và phòng kế toán với các nhân vieen giàu kinh nghiệm, nhiệt hình trong công nghệ và có khả năng hoàn thành kế hoạch cũng như hạch định các chiến lược cho Công ty. Nhờ sự điều hành sát sao của ban lãnh đạo đã bám sát các công nhân viên trong Công ty thực hiện đúng nội quy đề ra.
Bên cạnh đó cũng phải thấy Công ty vẫn còn một số tồn tại thể hiện ở:
- Thị phần của Công ty trên thị trường tự do còn quá nhỏ so với khả năng sản xuất của Công ty. Người tiêu dùng mới chỉ được tiếp xúc với một số ít chủng loại sản phẩm của Công ty và cũng chỉ có khách hàng ở khu vực Hà Nội và một số thành phố hơn như thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng... biết đến sản phẩm của Công ty, còn hầu hết khách hàng còn xa lạ với các sản phẩm của Công ty.
- Với thị trường ngành Hàng không là thị trường chủ lực của Công ty thì hiện nay Công ty cũng đang gặp một số khó khăn như cạnh tranh của một số đối thủ nước ngoài với giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn làm đe doạ đến thị phần của Công ty.
- Công ty hiện nay vẫn chưa có được một mô hình cụ thể trong xây dựng các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng như chiến lược Marketing do đó làm ảnh hưởng đến việc thiết kế kênh phân phối ảnh hưởng đến việc thiết kế các công nghệ bán hàng, việc quản trị kênh phân phối cũng như là quyết định về sức bán, hậu cần bán hàng.
Những tồn tại trên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Trong tương lai để có thể bắt kịp với sự phát triển của thị
trường, tương thích được với sự cạnh tranh trên thị trường và để có thể hoạt động có hiệu quả hơn thì Công ty cần phải khắc phục các tồn tại của mình theo hướng khuyếch trương bán hàng trực tiếp đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng, quảng cáo, tham gia Hội chợ, triển lãm. Về chiến lược dài hạn, nên mở ra thị trường quốc tế.
Phần III: chiến lược, chính sách và phương howngs phát triển kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
1. Chiến lược và chính sách kinh doanh của Công ty.
Bất kết một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường cũng phải xây dựng cho mình các chiến lược và chính sách kinh doanh nhất định về tất cả các lĩnh vực giúp cho doanh nghiệp kế hoạch hoá các hoạt động kinh doanh của mình.
Việc đề ra chiến lược kinh doanh một cách phù hợp nhất phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm các mục tiêu chiến lược, nguồn lực, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và đặc điểm của nền kinh tế.
Mục tiêu của Công ty nhựa cao cấp Hàng không là tìm cách mở rộng quy mô của toàn thị trường như thu hút thêm khách hàng, tăng số lượng sản phẩm trong một lần sử dụng. Để thực hiện mục tiêu này và cũng là bước công việc khó khăn nhất trong quá trình tiển khai chiến lược.
Có rất nhiều biến số trong lĩnh vực Marketing có thể tác động đến kết quả của các quá trình thực thu chiến lược nhưng có hai biến số chính là phần thị trường và vị trí sản phẩm. Đây là hai chỉ tiêu quan trọng có tác động mạnh tới quá trình quản trị chiến lược.
Nhiều chính sách được viện đến trong việc quyết định các vấn đề như:
Sử dụng các đại lý đọc quyền hay hệ thống các kênh phân phối. Sử dụng quảng cáo một cách mạnh mẽ trên truyền hình hay không hay chưa thực hiện.
Hạn chế hoặc không thực hiện việc đáp ứng nhu cầu đơn lẻ.
Trả tiền lương chọn gọi cho người bán hàng hay trả lương cứng cộng với phần trăm hoa hồng.
Bằng việc phân chia khách hàng, các vùng địa lý, mức thu nhập... Công ty sẽ tìm được cho mình khúc thị trường cần tập trung, các măng thị
trường mà Công ty không nên tham gia vào khi có được các mảng thị trường nó sẽ giúp cho quá trình thực thi chiến lược diễn ra suôn sẻ.
Để bắt kịp được sự phát triển của ngành Hàng không Việt Nam và đáp ứng được nhu cầu về sử dụng nhựa sinh hoạt cao cấp của thị trường (đặc biệt là ở thị trường khu vực phía Bắc và khu vực miền Trung), Công ty đã vạch ra cho mình một chiến lược để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới.
Tập trung nguồn lực để giành ưu thế được phục vụ cho ngành Hàng không Việt Nam Airlines. Đây là một chiến lược quan trọng bởi vì ngành Hàng không là một thị trường lớn đối với Công ty và sự đòi hỏi về chất lượng sản phẩm rất cao. Nếu Công ty giành ưu thế trên thị trường này thì uy tín của Công ty sẽ được tăng lên gấp bội và từ đó việc mở rộng thị trường khác sẽ dễ dàng hơn. Hiện nay trên thị trường này Công ty đã giành được 90% thị phần và trong những năm tới Công ty sẽ cố gắng để trở thành