Nâng cao vai trò giáo dục tự rèn luyện đạo đức cho thanh niên

Một phần của tài liệu vấn đề đạo đức thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh vĩnh long – thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 92)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.4Nâng cao vai trò giáo dục tự rèn luyện đạo đức cho thanh niên

gắn với các phong trào Đoàn và địa phƣơng phát động, tổ chức

Trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên, tự giáo dục là quá trình trong đó thanh niên tự hoàn thiện, tự biến đổi, tự thích nghi với môi trường và điều kiện sống, là khả năng tự biết kiềm chế, tự đưa mình vào những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội. Với một trình độ nhận thức và năng lực tư duy nhất định, hoạt động tự giáo dục sẽ giúp cho thanh niên một mặt nắm vững những tri thức đạo đức được học trong nhà trường, được hình thành và tạo lập nên trong quá trình giao tiếp xã hội. Mặt khác, thông qua quá trình tự giáo dục đòi hỏi ở mỗi thanh niên phải có ý chí, nghị lực và quyết tâm cao, ra sức phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và tự giác trong việc rèn luyện đức và tài. Đồng thời, thanh niên phải có thái độ khách quan nghiêm túc đối với bản thân trong việc nhận xét, đánh giá hành vi của mình và chịu trách nhiệm trước mọi kết quả của hành vi đó. Họ phải luôn luôn thẩm định những giá trị đạo đức, giá trị nhân cách của mình trước chuẩn mực đạo đức xã hội.

Tự giáo dục là một quá trình “tự thân vận động”, một sự hướng nội, là sự chiến thắng bản thân mình, nó đòi hỏi thanh niên phải có ý chí, nghị lực và quyết tâm cao, ra sức phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và tự giác trong việc rèn đức, luyện tài. Đây là một đòi hỏi hết sức nghiêm túc của quá trình tự giáo dục, đặc biệt là ý thức tự giác. Phải coi nguyên tắc tự học là quan trọng, “lấy tự học làm cốt”[22; tr.574].

Nó đòi hỏi thanh niên phải có thái độ khách quan, nghiêm túc của bản thân đối với việc đánh giá, nhận xét về mọi hành vi của mình và chịu trách nhiệm trước mọi kết quả của mọi hành vi đó. Thanh niên phải luôn thẩm định những giá trị đạo đức, giá trị nhân cách của mình trước mọi chuẩn mực xã hội.

Để nâng cao vai trò và hiệu quả quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện từ chính bản thân tuổi trẻ, đòi hỏi họ phải tự giác tham gia các hình thức hoạt động ở các câu lạc bộ, nhà văn hóa, tham gia các phong trào, các hoạt động của các tổ chức của Tỉnh đoàn… Qua đó, ở mỗi thanh niên của tỉnh, những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách từng bước được bổ sung, ngày một hoàn chỉnh hơn. Đồng thời đây cũng là môi trường xã hội tốt nhất để thanh niên tự thể hiện mình, tự khẳng định trong cuộc sống; và cũng là dịp để xã hội nhìn nhận, đánh giá đúng hơn về vị trí, vai trò của thanh niên, lớp người năng động, chịu khó, ham học hỏi, luôn luôn có xu hướng vươn lên phía trước, hướng về tương lai với hoài bão, ước mơ tốt đẹp.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay có những điều kiện thuận lợi để thanh niên và tổ chức thanh niên phát triển, song cũng không ít khó khăn, thử thách mà đòi hỏi thanh niên và các tổ chức thanh niên phải nghiêm túc với chính mình, có như thế mới vượt qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ lịch sử của mình. Để tổ chức Đoàn ngày thêm vững mạnh có khả năng đoàn kết, tập hợp, thu hút được đông đảo thanh niên tham gia thì: Đoàn phải làm tốt chức năng tham mưu của mình cho Đảng, cho Nhà nước về công tác thanh niên, phải làm sao để công tác thanh niên thật sự trở thành nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất trong chiến lược con người, trong chiến lược phát triển kinh tế. Đầu tư cho thanh niên hôm nay là đầu tư cho đất nước trong tương lai. Giáo dục bồi dưỡng và phát huy phải thật sự trở thành quan niệm cơ bản, chính sách của nhà nước về công tác thanh niên.

Tự giáo dục đạo đức không chỉ đòi hỏi thanh niên của tỉnh một tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc… mà còn đòi hỏi ở họ một thái độ, động cơ, mục đích học đúng đắn, rõ ràng. Học là để phục vụ đất nước, xã hội là để đem lại hạnh phúc cho bản thân và sự phồn vinh của đất nước.

Một phần của tài liệu vấn đề đạo đức thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh vĩnh long – thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 92)