Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn tự nhiên và xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 68 - 70)

1. Kết luận

1.2. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân thực trạng và ứng dụng những giải pháp chủ yếu trong việc tăng cƣờng chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 tại một số trƣờng Tiểu học thuộc huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc, bản thân tôi thấy rằng: việc tăng cƣờng giáo dục kĩ năng sống để hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trƣờng khác nhau, liên quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tƣợng học sinh, và thƣơng yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần có cách cƣ xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tƣợng, thể

62

hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tin tƣởng tuyệt đối với giáo viên.

Muốn giáo dục cho học sinh tránh những hành vi, lối sống sai lệch, chƣa ngoan thì giáo viên phải biết kết hợp các phƣơng pháp một cách nhuần nhuyễn; phải nghiên cứu, hiểu và nắm bắt kịp thời vấn đề tâm sinh lý cũng nhƣ những biểu hiện bất thƣờng của từng đối tƣợng một cách chính xác để sử dụng các giải pháp nhằm giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống thích hợp cho từng cá nhân để làm thay đổi những suy nghĩ sai lệch ở từng đối tƣợng.

Đi đôi với việc giáo dục cũng cần chú ý tới việc biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời những học sinh có đạo đức tốt, lối sống tốt trƣớc cờ hoặc trên các bản tin của nhà trƣờng, trong sơ kết, tổng kết kì học, năm học… Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi tập thể, xây dựng tốt nề nếp học tập, thu hút các em vào các trò chơi bổ ích nhƣ câu lạc bộ vui để học, đọc sách, thi tìm hiểu về lịch sử, về danh nhân… Xây dựng mô hình lớp tự quản, gắn cá nhân với tập thể lớp. Cần chú ý các tiết giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể.

Mặt khác, nhà trƣờng, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con ngƣời đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi – Đội viên tốt – Cháu ngoan Bác Hồ mà cả xã hội mong chờ.

Càng mong muốn làm tròn trách nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chúng ta lại càng tâm đắc và thấm thía với lời nhận xét của nhà giáo dục nổi tiếng ngƣời Nga – Makarenkô: “Không có phƣơng pháp, phƣơng tiện nào là duy nhất, không có nhà sƣ phạm nào đơn phƣơng độc mã mà có thể đào tạo, giáo dục thành công. Sản phẩm của giáo dục là con ngƣời, đó là kết quả của sự kết hợp, phối hợp

63

với mọi điều kiện, mọi tác động của toàn bộ xã hội mà nhà sƣ phạm là ngƣời điều chỉnh, phối hợp tất cả những yếu tố đó”.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn tự nhiên và xã hội ở một số trường tiểu học thuộc huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)