Về chính trị

Một phần của tài liệu tư tưởng giáo dục trong triết học của khổng tử (Trang 26)

5. Kết

2.1.2. Về chính trị

Đạo của Khổng Tử lấy “nhân” làm gốc, lấy hiếu đễ, lễ nhạc làm cơ bản cho sự giáo hoá để gây thành đạo “nhân”; lấy chính trị làm cái công cụ của đạo “nhân” mà thể hiện ra ở đời.

Thời đại của Khổng Tử là thời đại mà theo ông cần phải khôi phục lại “lễ”. “Lễ” mà Khổng Tử nói ở đây là lễ nghi, quy phạm đạo đức thời Tây Chu.

Khổng Tử cũng bàn bạc kĩ về thuyết “Chính danh định phận”, ông cho rằng muốn xã hội ổn định, trật tự thì cần phải chính danh.

Khổng Tử xây dựng học thuyết Nhân – Lễ – Chính danh (trong đó điều nhân là trung tâm, là cái gốc) là để thực hiện lý tưởng chính trị của mình. Chính học thuyết này đã đưa tới chính sách “đức trị”, tức là lấy đức mà trị dân, lấy đức mà làm chính trị.

Nhân còn là Trung (yêu người, hết lòng với người) và thứ (làm cho người những cái mình muốn và đừng làm cho người những cái mình không muốn). Nhưng đối với Khổng Tử, điều quan trọng nhất trong tư tưởng về "nhân" là biểu hiện về mặt chính trị của nó. Có lẽ với Khổng Tử thái độ đối với dân là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá đức nhân của người cầm quyền: "Sai khiến dân thì phải thận trọng như trong một cuộc tế lớn, cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người". Trong nước không ai oán mình, trong "nhà" một đại phu không ai oán mình". Ông từng nói "Tài trí đủ để trị dân (có người hiểu là đủ để biết mọi lẽ) mà không biết dùng đức nhân để giữ dân, thì sẽ mất dân...".

Sau Nhân, Khổng tử quan tâm nhiều đến "Lễ", bởi “Lễ” cần thiết để duy trì trật tự xã hội, và có trật tự xã hội thì vua mới được tôn, nước mới được trị. Mặt khác, lễ có nội dung luân lý của nó, trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời với nhân. Khổng Tử xem điều lễ là hình thức của nhân, là chính đạo mà mọi người nên

thi hành, còn nếu con người chạy theo dục vọng của mình mà trái ngược với chính đạo tức là trái ngược với điều nhân. Vì vậy, người cầm quyền phải giữ lễ: "Vua khiến bề tôi phải giữ lễ, bề tôi thờ vua phải trung (hết lòng)". Đáng chú ý là, trong quan niệm của Khổng Tử lễ chỉ quan trọng khi gắn bó với điều nhân, là biểu hiện của nhân. Nếu tách rời nhân thì lễ chỉ là vô nghĩa. "Người không có đức nhân thì lễ mà làm gì?". Thật vậy không có lòng nhân thì lễ mà làm gì? Nhà cầm quyền không có đức nhân thì lễ chỉ càng làm thủ cựu, càng làm nghiệt ngã và tàn khốc.

Khổng Tử đề xướng "Lễ trị" nhằm ổn định xã hội. Thực hành đúng Lễ vừa là biểu hiện của Nhân, đồng thời cũng thể hiện con người phải làm đúng bổn phẩn, thân phận của mình, tức là phải Chính danh.

Trong công việc chính trị, theo Khổng Tử Chính danh phải đặt lên trước nhất, bởi "Nếu danh hiệu không chính xác thì lời nói không thuận lý (vì danh hiệu không hợp với thực tế), lời nói không thuận thì sự việc không thành; sự việc không thành thì lễ nhạc chế độ không kiến lập được; lễ nhạc, chế độ không kiến lập được thì hình phạt không trúng, hình phạt không trúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biết làm thế nào cho phải)".

Chƣơng 2

TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA TRIẾT HỌC KHỔNG TỬ 2.1 Nội dung của triết học Khổng Tử

2.1.1 Thuyết Tam Cƣơng - Ngũ Thƣờng

Khổng Tử dạy: "Con người nếu không hiếu cha mẹ, không kính tổ tiên thì bất cứ việc xấu nào họ cũng dám làm. Một người hiếu cha mẹ, kính tổ tiên thì không những là lời nói việc làm mà khởi tâm động niệm họ đều nghĩ rằng, nếu như việc này ta làm mà không đúng pháp thì có lỗi với cha mẹ, làm nhục tổ tiên thì họ sẽ không dám làm.". Đồng thời, Khổng Tử đặt ra một loạt Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam Cương và Ngũ Thường là lẽ đạo đức mà Nam giới phải theo. Tam Tòng và Tứ Đức là lẽ đạo đức mà Nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức thì xã hội sẽ được an bình.

Tam Cương nói về ba mối quan hệ Quân Thần (vua tôi), Phụ Tử (cha con), Phu Phụ (chồng vợ):

Quân Thần ( Vua Tôi) : Trong quan hệ vua tôi. Vua thì thưởng phạt công minh, Tôi tớ phải trung thành một dạ. “Khổng giáo cho “quân quyền” (Quyền của người cầm đầu) là cái thần khí, làm chủ sự trị loạn của nhân dân, cho nên mới nói “trung quân” (trung với người cầm đầu) chứ không phải “trung vương”, “trung đế” (trung với vua, với hoàng đế). Về sau, ta theo lối chuyên chế mà hiểu cái nghĩa “trung quân” hẹp đi, cho nên mới nói “trung quân” là “trung với nhà vua”. Song khổng giáo có dạy rằng: “người trung thần tòng đạo bất tòng quân”, (tôi trung phục tùng đạo lý chớ không phải phục theo người cầm đầu, theo nhà vua), chính là để chữa lại cái hẹp hòi của vua vậy”. Chính Khổng Tử cũng nói: “Vua cho đúng phận vua, tôi cho đúng phận tôi. Vua lấy lễ sai khiến tôi, tôi hết lòng trung thờ vua”. Lấy lễ sai khiến, không phải chỉ nơi nghi thức bên ngoài, mà cốt yếu ở nơi tinh thần quí trọng, không được khinh miệt dân. Mạnh Tử cũng tuyên bố: “Dân quí nhất, thứ đến là đất nước(xã tắc), còn vua là nhẹ hơn cả và đã từng nói thẳng với Tề Tuyên

Vương rằng: “Vua mà coi tôi như tay chân, ắt tôi sẽ coi vua như bụng dạ. Vua mà coi tôi như chó ngựa, ắt tôi sẽ coi vua như kẻ cướp, thù.

Phụ Tử( Cha Con ): Cha hiền Con hiếu. Cha có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, Con phải hiếu thảo và phụng dưỡng khi cha về già.

Phu Phụ (Chồng vợ ) : Chồng phải yêu thương và đối xử công bằng với vợ. Vợ phải chung thủy tuyệt đối với chồng .

Đức Khổng Tử nêu lên ngũ luân với thuyết chính danh và chữ “Nhân” để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Ngũ thường: Ngũ là năm, thường là hằng có. Người ta phải giữ năm đạo đó làm thường, không nên để rối loạn. Ngũ thường gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Nhân: Là lòng từ thiện. Khổng Tử nói: Khi ở nhà giữ gìn dung mạo khiêm cung; khi ra làm việc thi hành một cách kính cẩn; khi giao thiệp với người, giữ lòng trung thành. Dẫu đi tới các đoàn rợ phương đông và phương bắc, cũng chẳng bỏ ba đức hạnh cung, kính và trung ấy, như vậy là người có đức nhân. Khổng tử rất đề cao đạo đức, riêng chữ nhân, đức tính đứng đầu của ngũ thường thì lại khá mông lung bởi phạm vi của nó quá rộng rãi. Nếu đi sâu vào ý nghĩa của chữ Nhân, những câu hỏi đại loại như: "Thế nào là nhân, Nhân có cần đi đôi với bốn đức tính còn lại hay không?", "Có phải giết người hay sát sinh là thiếu lòng nhân?", "Người lính trong chiến tranh phải ra tay tàn sát đối phương có lòng nhân hay không", "Cha mẹ yêu thương lo lắng cho con cái là lòng nhân hay chỉ vì tình yêu phụ tử?",... vố số những câu hỏi ấy khiến người ta khó trả lời được thông suốt nếu không hiểu biết thâm sâu về chữ Nhân. Cũng vì vậy, đôi khi chúng ta thấy một người "bố thí" chút tiền bạc cho kẻ nghèo khó đã vênh mặc đắc ý tự cho mình là nhân đức lắm rồi. Thông thường người ta nói Nhân nghĩa, nhân ái chứ không kết hợp nhân với lễ, hiếu hoặc trí, tín. Vậy thì người nhân không cần đế lễ, trí và tín hay sao? Lòng hiếu thảo với cha mẹ anh em đã đủ thể hiện lòng nhân hay chưa? Theo nghĩa đen, nhân tức là nhân đạo, là lòng thương yêu đồng loại, con đường mà bất cứ ai cũng nên đi theo. Dĩ nhiên, con người là phải biết thương yêu nhau, nhưng thương yêu như thế nào, thương bằng cách nào và có giới hạn về chữ nhân hay không là điều từ ngàn xưa đến nay vẫn đáng cho chúng ta bàn cãi. Như đức Phật đã nói: "giết một con rắn

độc là cứu muôn vạn chúng sinh", mở rộng ý nghĩa ra việc trừ diệt một kẻ gian ác thì công đức cũng tương tự như vậy.

Nghĩa: Là việc nên làm hay là cách xử sự phải đường hoàng, hào hiệp. Hành vi của con người phải tuân theo tính chính đáng, chú trọng quy tắc, tiêu chuẩn, trọng tâm là nghĩa vụ và trách nhiệm. Trước khi làm gì phải xem xét hành vi đó có hướng đến điều “thiện”hay không, có thể hiện tiêu chuẩn đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm với cộng đồng hay không.

Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người, mở rộng ra là việc tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc đạo đức xã hội vàpháp luật. Một cách căn bản, chính nghi lễ và nghi thức làm cho cuộc sống quân bình. Lễ làm bền vững nền văn hiến của một nước, lễ mà ại hoại thì văn hiến cũng tiêu tan. Khổng Tử nói: "Cung kính mà thiếu lễ thì làm thân mình lao nhọc. Cẩn thận mà thiếu lễ thì trở thành nhút nhát. Dũng cảm mà thiếu lễ sẽ trở thành rối loạn. Ngay thẳng mà thiếu lễ sẽ trở nên thô lỗ”.

Trí: Óc khôn ngoan, sáng suốt. Cảm giác đúng và sai. Biết tiên liệu, tính toán để hành động hợp đạo lý.

Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy. Quân tử là người tài đức, có thể dạy dỗ, làm mẫu mực cho mọi người và có thể lãnh đạo xã hội. Một đất nước càng có nhiều người quân tử, đất nước ấy càng thịnh vượng, an lạc. Vì thế, những người gia nhập Khổng môn đều phải phấn đấu học tập để trở nên người quân tử. Người quân tử có nhiều đức tính, trong đó Tín là một đức quan trọng. Chữ tín vốn nằm trong 4 điều trên, sau này được tách ra để thành Ngũ thường. Tín là thước đo, là sự phản ánh 4 giá trị trên.

Nhân, theo nội dung sách Luận ngữ, là sự phô bày rất thực tiễn và ngoại tại các phẩm tính của con người. Khổng Tử chia loài người thành ba hạng:

Thánh nhân: Bậc hiền giả, người thể hiện và chuyển giao minh triết.

Quân tử: Người cao nhã, kẻ phấn đấu để làm điều chân chính.

Khổng Tử nói: "Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ, (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân. Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung”.

Trong tu thân, sự học là rất quan trọng. Khổng Tử nói: “Ta đi học là học cho ta, để gây cái phẩm giá của ta, chứ không phải là để khoe với người. Ta chỉ lo không làm được những việc đáng cho người ta biết, chứ không lo người ta không biết mình”. “Muốn nhân mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngu, muốn trí mà không muốn học thì bị cái che mờ là cao kỳ, muốn tín mà không muốn học thì bị cái che mờ là hại nghĩa, muốn trực mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngang ngạnh, muốn dũng mà không muốn học thì bị cái che mờ là loạn, muốn cương mà không muốn học thì bị cái che mờ là táo bạo khinh suất”.

Muốn trở lại người có "lễ" thì phải học mà học thì phải thông qua chữ Văn. "Văn" ấy có thể đã thành vǎn và cũng rất có thể đang ở dạng truyền ngôn, bất thành văn. Do đó vai trò của người thầy là rất quan trọng, đặc biệt là ở tư cách đạo đức. Quan niệm này khác với lối giáo dục hiện đại: Người lên lớp chỉ truyền đạt mỗi kiến thức, còn đạo đức của học sinh thì ít được quan tâm (đã có luật pháp chuyên trị). Học sinh đến lớp chỉ có mỗi thao tác là tiếp thu kiến thức (dù qua kiến thức thì họ cũng ít nhiều học được đạo đức).

Đối với người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ, Khổng Tử bàn về luân lý đạo đức trong “Tam tòng, tứ đức” để người phụ nữ phải theo đó mà trở nên hoàn thiện:

Tam Tòng: Tam là ba, Tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, bao gồm: "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"

Tại gia tòng phụ: Tức người phụ nữ khi còn ở nhà thì phải theo cha.

Xuất giá tòng phu: Lúc lấy chồng phải theo chồng.

Phu tử tòng tử: Nếu chồng qua đời phải theo con .

Tứ Đức:Bốn tính nết tốt của người phụ nữ phải có là: Công - Dung - Ngôn - Hạnh.

Dung: Hòa nhã trong sắc diện.

Ngôn: Mềm mại trong lời nói.

Hạnh: Nhu mì trong tính nết.

2.1.2 Hành đạo

Sau khi Tu Thân, người quân tử phải Hành Đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ là gia đình, cho đến lớn là Trị Quốc, và đạt đến mức cuối cùng là Bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị có hai phương châm:

Nhân Trị: Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” ( Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác - sách Luận ngữ). "Nhân" được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ).

2.1.3 Học thuyết Chính Danh

Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng Tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ). Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng được tóm gọn lại trong chín chữ: "Tu Thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ".. Và đến lượt mình, chín chữ đó chỉ nhằm phục vụ mục đích cai trị mà thôi. Khổng Tử cho rằng, mỗi vật, mỗi người sinh ra điều có một địa vị, công dụng nhất định. Ứng với mỗi địa vị, công dụng đó là “danh” nhất định. Vật nào, người nào trong thực tại điều có danh hợp với nó, nếu không danh sẽ không hợp với thực, là loạn danh. Chính danh là danh và thực phải phù hợp với nhau. Ông cho rằng, sở dĩ xã hội loạn lạc là do danh không phù hợp với thực, từ đó dẫn đến làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn. Muốn ổn định trật tự xã hội, Khổng Tử chủ trương phải giáo hoá đạo đức và thực hiện chủ nghĩa “Chính danh, định phận”. Danh và

phận của mỗi người trước hết hết do xã hội quy định, Khổng Tử đã quy tất cả các quan hệ xã hội thành năm mối quan hệ cơ bản (Ngũ luân) như sau:

Vua – Tôi: bề tôi phải lấy chữ trung làm đầu Cha – Con: bề con phải lấy chữ hiếu làm đầu Chồng – Vợ: vợ phải lấy tiết hạnh làm đầu Anh – Em: phải lấy chữ hữu làm đầu Bạn – Bè: phải lấy chữ tín làm đầu

Năm mối quan hệ này có tiêu chuẩn riêng: Vua thì phải nhất

Tôi thì phải trung Cha phải hiền từ Con phải hiếu thảo Phu xướng phụ tuỳ…

Trong năm quan hệ đó Khổng Tử nhấn mạnh ba quan hệ đầu là cơ bản nhất (Tam cương) cụ thể là:

Vua – Tôi: vua là trụ cột Cha – Con: cha là trụ cột Chồng – Vợ: chồng là trụ cột

Như vậy, năm mối quan hệ đã nói rõ danh, phận, của từng người, vế sau phải

Một phần của tài liệu tư tưởng giáo dục trong triết học của khổng tử (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)