Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Nhận xét hiệu quả phẫu thuật cắt phanh môi trên bằng diode laser trên trẻ em tại viện đào tạo răng hàm mặt năm 2015 (Trang 29 - 32)

- Thiết kế phiếu hỏi và phiếu khám lâm sàng.

- Tổ chức khám lâm sàng đánh giá hình thể, vị trí bám, chiều cao của phanh môi trên.

- Phẫu thuật cắt phanh môi bằng laser.

- Khám lâm sàng và phỏng vấn đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật và lành thương.

2.4.5. Phương pháp khám lâm sàng

* Công cụ thu thập thông tin

+ Khay khám, gắp nha khoa, gương nha khoa + Dung dịch Lugol’s Iodine 3%

+ Thước kẹp

+ Dụng cụ khác: găng tay, bông, cốc súc miệng, cồn, khăn ăn, dung dịch khử khuẩn

+ Bút ghi, phiếu hỏi, phiếu khám

*Tư thế khám: Trẻ được khám ở tư thế ngồi thẳng lưng trên ghế, môi trên được vén lên với ngón trỏ và ngón cái bằng cả hai tay, quan sát phanh môi trên dưới ánh sáng tự nhiên.

2.4.6. Phương pháp can thiệp lâm sàng

- Chuẩn bị bệnh nhân: giải thích cho trẻ và bố mẹ về thủ thuật sắp tiến hành.

- Chuẩn bị dụng cụ: chuẩn bị bộ phẫu thuật và máy laser Picasso Lite. - Các bước phẫu thuật:

+ Chuẩn bị đầu tip và kích hoạt. + Sát khuẩn.

+ Dùng mức năng lượng 0.8- 1.4 watts.

+ Bắt đầu cắt ở chỗ bám và kéo môi ra trước để cắt thành hình thoi. + Tiếp tục cắt đứt mô sợi tới màng xương.

+ Nếu cần dùng lưỡi dao mổ hoặc cây bóc tách cắt ngang màng xương. + Dùng bông ẩm tẩm hydrogen peroxide lấy mô vụn.

- Dặn dò sau phẫu thuật:

+ Không cần kháng sinh, có thể xúc miệng bằng Chlorhexidine. + Tránh đồ ăn cay, chua, nóng, cứng trong 3 ngày đầu.

+ Chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi đau.

2.4.7. Các chỉ số nghiên cứu cần thu thập

• Tuổi • Giới

• Vị trí bám của phanh môi trên

Vị trí bám của phanh môi trên luôn được khám với môi trên được kéo nhẹ nhàng khỏi phần xương ổ răng.

Phân loại vị trí bám của phanh môi trên theo phân loại của Placek và cộng sự (1974) [11] thành 4 loại với những tiêu chuẩn cụ thể hơn như sau

Bám ở niêm mạc: phanh môi bám gần tới hoặc tại ranh giới niêm mạc miệng-lợi, và không có dấu hiệu của đi qua phần lợi dính, tức là không thấy mô sừng hóa bị nâng lên khi kéo phanh môi.

Bám ở lợi dính: phanh môi bám ở lợi dính và không mở rộng tới ranh giới đáy của nhú lợi. Đường ranh giới đáy của nhú lợi được giới hạn bởi đường nối điểm giữa viền lợi của hai răng cửa giữa.

Bám ở nhú lợi: phanh môi bám tới đường ranh giới đáy của nhú lợi, mà không có dấu hiệu của sự mở rộng phanh môi tới phía vòm miệng hoặc sự tái nhợt bất cứ đâu trên nhú lợi phía vòm miệng hoặc trên đỉnh nhú lợi, thậm chí khi kéo căng phanh môi.

Bám quá nhú: phanh môi bám tới đường ranh giới đáy của nhú lợi kết hợp với: dấu hiệu của sự mở rộng, sự ảnh hưởng của phanh môi tới phía vòm miệng hoặc tái nhợt bất cứ đâu trên nhú lợi phía vòm miệng hoặc trên đỉnh nhú lợi khi kéo căng phanh môi.

Ranh giới niêm mạc miệng-lợi dính được xác định bằng dung dịch Lugol’s Iodine 3%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ chế: Iodine có trong dung dịch Lugol’s Iodine sẽ phản ứng màu với các hạt glycogen trong tế bào. Niêm mạc miệng (có lượng glycogen cao) được nhuộm màu nâu đỏ bởi dung dịch Lugol’s Iodine, sẽ phân biệt với lợi dính (có lượng glycogen thấp) không được nhuộm màu bởi dung dịch Lugol’s Iodine.

Quy trình: Niêm mạc miệng và lợi dính xung quanh phanh môi trên được lau sạch và khô, sau đó được bôi dung dịch Lugol’s Iodine 3% bằng cây tăm bông.

Sau 1-2 phút, phần niêm mạc di động bắt màu nâu đỏ, còn phần lợi dính sẽ không bắt màu của dung dịch Lugol’s iodine, tạo nên một ranh giới giữa niêm mạc di động và lợi dính. Dựa vào ranh giới này để đánh giá vị trí bám phanh môi trên ở niêm mạc hay ở lợi dính.

Hình 2.1: Ranh giới niêm mạc miệng – lợi dính sau nhuộm dung dịch Lugol’s Iodine 3%.

(Nguồn trích: Phạm Hoàng Tuấn (2014), Nhận xét vị trí bám và hình thể phanh môi trên ở một nhóm học sinh 8-10 tuổi tại trường tiểu học Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội, năm 2014, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội) [2]

• Thang điểm đau VAS đánh giá mức độ đau. 0- Không đau.

1- Đau rất là nhẹ, hầu như không cảm nhận và nghĩ đến nó, thỉnh thoảng thấy đau nhẹ.

2- Đau nhẹ, thỉnh thoảng đau nhói mạnh.

3- Đau làm người bệnh chú ý, mất tập trung trong công việc, có thể thích ứng với nó.

4- Đau vừa phải, bệnh nhân có thể quên đi cơn đau nếu đang làm việc. 5- Đau nhiều hơn, bệnh nhân không thể quên đau sau nhiều phút, bệnh nhân vẫn có thể làm việc.

6- Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày, khó tập trung.

7- Đau nặng, ảnh hưởng đến các giác quan và hạn chế nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ảnh hưởng đến giấc ngủ.

8- Đau dữ dội, hạn chế nhiều hoạt động, cần phải nổ lực rất nhiều. 9- Đau kinh khủng, kêu khóc, rên rỉ không kiểm soát được.

10- Đau không thể nói chuyện được, nằm liệt giường và có thể mê sảng.

Một phần của tài liệu Nhận xét hiệu quả phẫu thuật cắt phanh môi trên bằng diode laser trên trẻ em tại viện đào tạo răng hàm mặt năm 2015 (Trang 29 - 32)