Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp QL do tác giả đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Đa số các ý kiến đều cho rằng biện pháp do tác giả đề xuất là cần thiết và cần được triển khai ngay đối với thực tế QL của nhà trường. 100% ý kiến nhận định cả 5 biện pháp này đều rất cấp thiết hoặc cấp thiết. Trong đó, biện pháp thứ nhất, thứ hai, thứ năm được đánh giá là có tính cấp thiết và tính khả thi nhất. Như vậy, các nhà QL đều thấy rõ đây là những vấn đề cần làm ngay. Bởi việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, CMHS là việc cần quan tâm hàng đầu. Từ chỗ nhận thức đúng đắn, tiếp tục phân định trách nhiệm QL và sau đó là đổi mới KT - ĐG. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng chưa đạt được sự đồng thuận tối đa, thậm chí có ý kiến cho là ít khả thi hoặc không khả thi. Đặc biệt là đối với biện pháp thứ 4, có tới 5 ý kiến cho rằng không khả thi, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế trường THPT Đa Phúc bởi việc đầu tư mua sắm thêm
28
trang thiết bị, CSVC nhiều khi đã được lên kế hoạch nhưng do điều kiện kinh phí eo hẹp nên chưa thực hiện được. Tuy vậy, nhìn chung các ý kiến đều cho rằng các biện pháp này rất cấp thiết và hoàn toàn khả thi.
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế QL HĐGDNGLL ở trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội, tác giả đã xây dựng 5 biện pháp QL hoạt động này, nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại mà nhà trường đang vướng mắc. Các biện pháp đã được tiến hành khảo nghiệm và khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi để nhà trường có thể vận dụng vào thực tiễn.
Các biện pháp đề xuất trên đây không phải hoàn toàn mới, có những biện pháp nằm trong kế hoạch của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT nhưng vấn đề chính là đã được thử nghiệm và vận dụng sáng tạo, sát với tình hình thực tế ở trường THPT Đa Phúc. Thực tế khảo nghiệm nêu trên chỉ là những bước khởi đầu của kết quả áp dụng những biện pháp QL HĐGDNGLL ở trường THPT Đa Phúc, chắc chắn cần phải có thời gian để triển khai và phát triển trong những năm học tiếp theo.