Không gian trong thơ trữ tình lμ nơi tác giả - cái tôi trữ tình hoặc nhân vật trữ tình xuất hiện để thổ lộ tấm lòng của mình tr−ớc mọi ng−ời vμ đất trời . Trong tiếng Việt có rất nhiều từ ngữ để nhμ văn thể hiện không gian . Tr−ớc hết lμ bằng hệ thống từ chỉ vị trí vμ tính chất nh− : trên, d−ới, tr−ớc, sau, trong, ngoμi, bên phải, bên trái, lên, xuống... rồi mênh mông, bát ngát, rộng, hẹp, thăm thẳm, mịt mù, khúc khuỷu, quanh co ...vv .
Không gian th−ờng gắn với các địa điểm chỉ nơi chốn nh− : bến đò, cây đa, mái đình, giếng n−ớc, núi cao, rừng thẳm, biển sâu, trời rộng, sông dμi ... Nhiều địa danh riêng đã trở thμnh những không gian t−ợng tr−ng trong văn học nh− :
Tiêu T−ơng, Tầm D−ơng, Cô Tô, Xích Bích, Tây Thiên, Địa ngục, Thiên đ−ờng, Bồng lai, Tiên cảnh, cõi Phật, Suối vμng, ...
Khi đọc tác phẩm văn học, các em cần chú ý xem nhμ văn mô tả không gian ở đây có gì đặc biệt, không gian ấy có ý nghĩa gì vμ nói đ−ợc nội dung gì sâu sắc qua không gian đó ? Ví dụ, khi dân gian viết :
" Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông ".
lμ tác giả dân gian đã tạo đ−ợc một không gian đẹp, rộng mở, khác hẳn với không gian nhỏ hẹp, trắc trở, cách ngăn trong câu ca dao nμy :
" Ai đ−a em tới chốn nμy
Bên kia mắc núi, bên nμy mắc sông "
Không gian trong câu ca trên lμ không gian của một tâm hồn thảnh thơi, đang náo nức, rạo rực, phơi phới say s−a của một ng−ời con gái vμo tuổi dậy thì : "Thân em nh− chẽn lúa đòng đòng- Phất phơ d−ới ngọn nắng hồng buổi mai " Còn không gian d−ới lμ không gian của một tâm trạng bế tắc, một tiếng thở dμi, ngao ngán . Không gian trong tâm hồn Nguyễn Khuyến lμ một không gian hiu quạnh, buồn bã, cô đơn, vắng lặng . ở đó ta gặp toμn những :" Ao thu lạnh lẽo n−ớc trong veo - một chiếc thuyền câu bé tẻo teo "; nhμ ông ở cũng chỉ lμ " ba gian nhμ cỏ thấp le te " với cái "ngõ tối đêm sâu đóm lập loè "...
Không gian th−ờng gắn với điểm nhìn, điểm quan sát mô tả của tác giả . Câu thơ " Trông lên mặt sắt đen sì " trong truyện Kiều của Nguyễn Du cho thấy ng−ời viết đứng phía d−ới nhìn lên. Nhμ thơ Tố Hữu cho rằng nh− thế, Nguyễn Du đã đứng về phía quần chúng lao động để quan sát bọn thống trị . Cũng nh−
thế chữ Kìa trong câu thơ :" Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo" của Nguyễn Khuyến cho ta thấy ông nh− đứng tách ra khỏi cái hội tây ồn μo, đầy những trò nhăng nhít do bọn thực dân bμy ra mμ quan sát vμ ngẫm nghĩ, mμ căm giận, mμ
đớn đau, chua xót ...
Đi liền với không gian nghệ thuật lμ thời gian nghệ thuật, bởi vì một hμnh động bao giờ cũng diễn ra ở một địa điểm vμo một thời gian nhất định . Có điều khi đọc tác phẩm văn học ta quên đi thời gian hiện thực, nhập vμo tác phẩm, sống cùng với nhân vật, cùng chứng kiến con ng−ời vμ sự việc theo thời gian trong tác phẩm . Vì thế đang đọc giữa ban ngμy mμ cứ t−ởng nh− đêm đã khuya lắm rồi; quên hiện tại mμ cứ nghĩ mình đang ở " ngμy xửa ngμy x−a" vμo "đời Vua Hùng V−ơng thứ 18" hay " năm Gia Tĩnh Triều Minh" . Do đ−ợc thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật, nên thời gian trong tác phẩm văn học đ−ợc cảm nhận vμ mô tả rất linh hoạt . Nguyễn Du đã dồn 4 mùa trong một câu thơ :" Sen tμn cúc lại nở hoa - Sầu dμi ngμy ngắn đông đμ sang xuân " .
Ng−ợc lại Aimatốp đã mô tả " Một ngμy dμi hơn thế kỉ " . Thời gian trong cuộc đời lμ thời gian tuần tự, còn trong tác phẩm văn học thời gian có thể đảo ng−ợc quá khứ, xen lẫn ngμy hôm nay vμ những ngμy đã xa khuất ngμn năm tr−ớc cũng nh− t−ởng t−ợng ra ngμy mai ch−a đến . Thời gian trong tác phẩm văn học lμ thời gian tâm lí, không trùng khít với thời gian ngoμi đời, vì thế không nên hiểu thời gian ấy một cách máy móc, cứng nhắc vμ áp đặt . Khi nhμ thơ viết :
Hôm qua, hôm nay, ngμy mai, dạo nμy, tháng tr−ớc, năm sau, dạo ấy, vμo một đêm hè ... thì không nên cố tìm xem đó lμ thời điểm cụ thể nμo trong cuộc đời . Nếu nh− Hoμng Lộc viết :
" Hôm qua còn theo anh Đi ra đ−ờng quốc lộ
Đắp cho ng−ời d−ới mộ "
( Viếng bạn )
thì rõ rμng không cần biết hôm qua vμ hôm nay lμ ngμy nμo, tháng nμo mμ chỉ biết sao sự việc xảy ra nhanh quá, bất ngờ quá, hôm qua mới thế , hôm nay đã thế khiến ng−ời đọc bμng hoμng xúc động .
Thời gian nghệ thuật cũng mang tính t−ợng tr−ng. Khi nhắc tới ngμy mai
th−ờng lμ t−ợng tr−ng cho t−ơng lai, nh− khi Tố Hữu viết: " Ngμy mai bao lớp đời dơ - sẽ tan nh− đám mây mờ đêm nay- Em ơi tháng rộng ngμy dμi- Mở lòng ra đón ngμy mai huy hoμng ". Hoμng hôn, chiều tμ th−ờng t−ợng tr−ng cho sự tμn lụi, sự kết thúc, cáo chung buồn bã . Không phải ngẫu nhiên hay do bí từ mμ Nguyễn Du đã lặp lại chữ hoμng hôn vμ hôn hoμng trong một câu thơ: " Nay
hoμng hôn đã lại mai hôn hoμng "để khái quát cả một đời Kiều đầy chuyện u buồn, tμn tạ . Ta có thể tìm thấy thời khắc nμy trong thơ Thôi Hiệu:" Quê h−ơng khuất bóng hoμng hôn ", trong thơ Bμ Huyện Thanh Quan:" Trời chiều bảng lảng bóng hoμng hôn", trong thơ Huy Cận " Không khói hoμng hôn cũng nhớ nhμ "... Ng−ợc lại với hoμng hôn lμ bình minh . Bình minh, rạng đông th−ờng t−ợng tr−ng cho cái đang lên, rạng rỡ, t−ơi sáng . Đó lμ khi Hồ Chí Minh viết : "Thuyền về trời đã rạng đông - Bao la nhuốm một mμu hồng đẹp t−ơi "; lμ khi Nguyễn Đình Thi viết : " Trán cháy rực nghĩ trời đất mới - Lòng ta bát ngát ánh
bình minh ". Mùa Xuân th−ờng t−ợng tr−ng cho tuổi trẻ, sức sống, giμu sinh lực, nh− khi Tố Hữu viết: "Trời hôm nay dầu xám ngắt mμu đông- Ai cản đ−ợc mùa xuân xanh t−ơi sáng - Ai cản đ−ợc đμn chim quyết thắng - Sắp về đây tắm nắng
xuân hồng". Có rất nhiều cách thể hiện thời gian trong tác phẩm văn học. Không nhất thiết phải có các từ nh− sáng, tr−a, chiều, tối hay xuân, hạ, thu, đông thì ta mới biết. Trong văn học cổ , một chiếc lá ngô đồng rụng xuống, ấy lμ mùa thu đã về; một tiếng kêu khắc khoải của chim quốc báo hiệu hè đã sang. Khi Nguyễn Du tả cảnh: " Cỏ non xanh tận chân trời - Cμnh lê trắng điểm một vμi bông hoa " thì ai chẳng biết đó lμ mùa xuân. Cũng nh− vậy đọc câu thơ Chinh phụ : " Thấy nhạn luống những th− phong - Nghe hơi s−ơng sắm áo bông sẵn sμng " ta đã cảm nhận đ−ợc cái se sắt, rét m−ớt, run rẩy của mùa đông đang tới. Khi Tố Hữu viết: " Trăng lên, trăng đứng, trăng tμn" cũng lμ để chỉ thời gian đang trôi đi của một đêm vμ đó cũng có thể hiểu lμ các thời điểm của một đời ng−ời. Đọc câu thơ của Trần Hữu Thung:"Cam ba lần có trái- B−ởi ba lần ra hoa" chắc các em đều hiểu thế lμ thời gian ba năm đã trôi qua .
Nh− thế không gian vμ thời gian đều có rất nhiều cách thức biểu hiện khác nhau. Đấy chính lμ chỗ để các nhμ thơ thể hiện sự sáng tạo vμ những cách cảm nhận độc đáo, riêng biệt trong tác phẩm của mình .