Giải quyết yêu cầu của “bài toán tổng quát” theo các bước sau:

Một phần của tài liệu Một số thuật toán định tuyến và gán bước sóng trong mạng chuyển mạch BURST (Trang 25 - 27)

1. Phân loại yêu cầu truyền burst tại nút Ai tại thời điểm đọc xong gói BCP và xếp các burst cần truyền theo mỗi đích đến Aj thành từng nhóm riêng biệt để nút nguồn nắm được số lượng các burst cần được đăng ký vào BCI theo từng tuyến

đường tương ứng với mỗi nhóm đó.

2. Thực hiện giải quyết lần lượt từng nhóm để chia nhỏ các yêu cầu của “bài toán tổng quát” thành các bài toán nhỏ hơn đó là: “tìm cách truyền các burst dữ

liệu từ nút Aiđến một nút Aj” gọi là “bài toán cấp 2”

3. Chia nhỏ “bài toán cấp 2” thành các “bài toán cấp 3” đó là: “tìm các tuyến có thể truyền các burst từ nút Aiđến nút Aj dựa trên tất cả các kênh bước sóng” 4. Cuối cùng chia nhỏ “bài toán cấp 3” thành các “bài toán cơ sở” đó là: “tìm

các khoảng trống thích hợp trên một tuyến từ nút Ai đến nút Aj dựa trên một kênh bước sóng”

5. Giải quyết các “bài toán cơ sở” từ đó lần lượt đưa ra đáp số cho các bài toán cấp cao hơn. Tại nút nguồn Ai thực hiện tối ưu các đáp số từ các bài toán cấp thấp hơn đểđưa ra quyết định truyền các burst dữ liệu một cách hợp lý nhất từ

KT LUN

Qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và được thầy giáo PGS. TS Bùi Trung Hiếu hướng dẫn, tôi đã hoàn thành nôi dung và mục tiêu đặt ra trong cuốn luận văn của mình. Quá trình thực hiện luận văn đã giúp tôi nâng cao được khả năng nghiên cứu và lý luận khoa học và giúp tôi hiểu sâu hơn hoạt động của mạng chuyển mạch burst quang và đưa ra được những giải pháp định tuyến và gán bước sóng có khả năng ứng dụng trong mạng OBS với giao thức báo hiệu CSP đầy triển vọng. Việc đưa ra giải pháp định tuyến và gán bước sóng đồng thời sử dụng giao thức CSP trong mô hình mạng OBS cấu hình Mesh đóng góp một phần nào đó cho việc hoàn thiện giao thức này.

Những nội dung chính trong luận văn đã thực hiện bao gồm:

• Trình bày tổng quan về công nghệ chuyển mạch burst quang, cấu trúc cơ bản và một số cấu trúc đã đề xuất của mạng OBS, nguyên tắc hoạt động của mạng OBS.

• Trình bày mục đích của việc định trước tài nguyên trong mạng OBS, đưa ra các giao thức báo hiệu điển đã được đề xuất trong mạng OBS và giao thức báo hiệu CSP để so sánh ưu, nhược điểm của từng giao thức từ đó thấy rõ được hiệu quả của giao thức báo hiệu CSP trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp trong mạng.

• Đưa ra bài toán về định tuyến và gán bước sóng trong mạng OBS, trình bày các thuật toán định tuyến đã được đề xuất và đưa ra giải pháp định tuyến và gán bước sóng đồng thời cho mạng OBS sử dụng giao thức CSP.

Tuy nhiên, các kết quả đạt được cũng chỉ là ban đầu và vẫn dừng ở mức lý thuyết cơ sở, chưa được thực hiện mô phỏng và đưa vào kiểm nghiệm trên một mô hình mạng OBS thí nghiệm. Công việc tiếp theo trong tương lai của tôi sẽ là tiếp tục triển khai mô phỏng để hoàn chỉnh và đưa ra thuật toán định tuyến và gán bước sóng đồng thời trong mạng OBS sử dụng CSP, từ đó góp phần hoàn thiện các nội dụng còn lại trong việc xây dựng giao thức báo hiệu CSP để sớm đưa vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Một số thuật toán định tuyến và gán bước sóng trong mạng chuyển mạch BURST (Trang 25 - 27)