0
Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Trong cách sử dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật

Một phần của tài liệu TRƯỜNG LIÊN TƯỞNG TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 101 -117 )

3.1.1. ẩn dụ, Hoán dụ

Trong thơ Hàn Mặc Tử, ẩn dụ đợc dùng nh là một trong những phơng thức liên tởng hữu hiệu nhất. Chính khả năng liên tởng phong phú của thi nhân đã làm cho ẩn dụ trở nên sâu sắc trên cơ sở xác lập những quan hệ tơng đồng giữa các hình ảnh, hình tợng. Từ góc độ này, Diệp Khê Mật cho rằng: "Trong văn học, ẩn dụ là hình thức tu từ nhằm phát hiện ra cái tơng đồng giữa hai sự vật khác lạ. Hai sự vật dụ thể và dụ chỉ càng khác xa nhau bao nhiêu thì ẩn dụ càng gây ấn tợng bấy nhiêu" [120, 282].

ẩn dụ trong thơ Hàn Mặc Tử đánh thức con ngời không chỉ về mặt suy lý mà cả ở phơng diện trực cảm. Nghĩa là nó bao gồm sự nhận thức và cả những liên hệ tơng đồng chỉ có thể "hội ý" mà rất khó "ngôn truyền" (chữ dùng của Quách Tấn). Điều này bắt nguồn từ một khả năng liên tởng phong phú của thi nhân. ở cấp độ bài thơ, Đêm khuya tự tình với sông Hơng và những cảnh: Sao

trai gái đi về trong mộng / Mà sông Hơng chẳng động niềm riêng đâu phải là

chuyện yêu đơng tình tự. Đó là nỗi bồn chồn, pha chút âu lo đầy nhiệt huyết của chàng trai trẻ mang tâm sự yêu nớc thầm kín muốn gửi tới Ông già Bến Ngự. Đau đớn mà mai mỉa trớc sự tha hoá của những giá trị vốn đợc xem là thiêng liêng, bài Chùa hoang là tiếng thở dài của thi nhân buông giữa cõi đời u ám. Nh-

ng có lẽ liên tởng của Hàn Mặc Tử diễn ra mãnh liệt nhất là trong những ẩn dụ về tình yêu. Chùm thơ về hoa cúc (Trồng hoa cúc, Hoa cúc, Hồn cúc) là những ẩn dụ về ngời tình trong mộng của thi nhân. Trồng hoa, chăm hoa, thởng thức hoa mà cứ thấy thấp thoáng bóng hình Hoàng Hoa thôn nữ trong liên tởng của thi nhân. Bài Sầu xuân lại là những ẩn dụ về tình yêu, tuổi trẻ, cuộc đời trong sự biến chuyển mau lẹ của thời gian. Bài Quả da là một ẩn dụ về sự ngon ngọt của ái tình và nỗi khát thèm của thi nhân. Trong khi đó, Trái mùa là nỗi luyến tiếc bao hơng sắc ngọt ngào đã đi qua trong sự nhỡ nhàng, lỡ dở của duyên tình:

Năm ngoái trong vờn cam chín cả

Gốc đào em đợi chàng qua mua Nhng con chim khách không về nữa Chàng chẳng sang đâu, cam hết mùa

Phong phú và sinh động nhất là những ẩn dụ thể hiện liên tởng của thi nhân trong việc tạo dựng hình ảnh, hình tợng, biểu tợng. Thời gian là một ẩn dụ đấy là khi "hơng trầm đốt lên" và lòng ngời đang khát thèm "uống rợu quỳnh giao", hay là khoảnh khắc nhiệm màu "Mùa xuân đến mà không ai biết cả" (Ra đời). Không gian là một ẩn dụ trong đó các biểu tợng trăng, hồn, máu, vờn,... phát huy tối đa tính tợng trng của nó trong việc biểu đạt. Trùng trùng các lớp nghĩa đợc dệt nên bởi sự chuyển biến của liên tởng trong mĩ cảm của thi nhân làm ẩn dụ trở nên đa tầng, đa nghĩa: Vờn ai mớt quá xanh nh ngọc / Lá trúc che ngang mặt chữ điền

(Đây thôn Vĩ Dạ); Làn nớc mát và cha bao giờ bợn / Vết phong trần đa lại ở xa khơi (Quần tiên hội). Sử dụng phơng thức ẩn dụ, Hàn Mặc Tử luôn đặt ngôn từ,

hình ảnh, hình tợng trong thế đa trị. Thi nhân rất hay dùng các hình ảnh: ngọc, h- ơng, suối trong, đào non; các trạng thái: ửng, hồng đào, chín, tơi, thắm,... để biểu đạt phẩm chất của con ngời, nhất là thiếu nữ xuân tình, trinh trắng. Đặc biệt, Hàn Mặc Tử dùng "thơ" nh một phẩm chất để biểu trng cho vẻ đẹp của lòng. ở đây thơ không phải là thể loại văn học mà là tính chất, "phẩm vật" của tinh thần con ngời: Đã có bao giờ cô ớc mơ / Rồi đây khai mạc cuộc đời thơ (Tối tân hôn);

Còn em nữa, lòng cha biết nói / Đôi mắt còn nguyên vẹn mùa thơ (Cới xuân cới vợ).

Thơ mới Việt Nam 1932 - 1945 đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân, cá thể. Chính vì thế ẩn dụ trong thơ thể hiện rõ tính chất cá nhân ở những mức độ rất cao. Điều này cũng cho thấy sự trải nghiệm và thể hiện của cái tôi trong thơ mới là hết sức độc đáo ở những đại diện u tú (Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử). ở Hàn Mặc Tử, liên tởng của thi nhân đã vợt ra ngoài quỹ đạo chung của thơ ca lãng mạn, bay qua tợng trng và chớm đến siêu thực nên "ẩn dụ tợng trng", "ẩn dụ bổ sung" [73, 57-59] là phơng thức biểu đạt khá phổ biến. Hai loại ẩn dụ này biểu đạt những liên tởng khá phức tạp, khá xa

nhau trong cảm nhận của Hàn Mặc Tử. "ẩn dụ tợng trng là sự kết hợp của một khái niệm trừu tợng với một khái niệm về cảm giác" (Đinh Trọng Lạc). Điều này kéo gần lại những thực thể, đối tợng không đồng loại, xa cách nhau:

Đời không có ngọc trong pho sách

E hết khôi nguyên ở Phợng Trì

(Nói tiên tri)

Sự bất trắc của cuộc đời làm lung lay niềm tin về tính vĩnh hằng của những giá trị cao đẹp. Điều này đánh thức t tởng hiện sinh trong thi nhân, nó xui ngời ta sống hết mình với mỗi sát - na của cuộc đời. ở một trờng hợp khác, Tiếng gà gáy

rụng trăng đầu hạ / Tôi hoảng hồn lên, giận sững sờ (Một miệng trăng) lại là một

ẩn dụ tợng trng cho thời khắc của cái chết, chấm dứt giấc mơ của sự sống. Gà gáy là một thời khắc thật kinh hoàng ! Hàn Mặc Tử ảnh hởng Baudelaire khá rõ, điều đó hình thành những liên tởng tơng ứng giữa các giác quan, biểu đạt bằng ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác). Các cảm giác đợc nối kết, chuyển hoá lẫn nhau tạo nên mạch liên tởng vô cùng sinh động, làm bật nổi những cảm nhận của thi nhân về đối tợng: Ngoài không gian rất mát / Chim thanh tớc ra đời / Nêu cao hơn tiếng nhạc / Mùa hát sẽ xanh tơi (Điềm lạ). Sự quấn quýt của xúc giác, thính giác, thị giác báo hiệu sự xuất hiện của một thế giới mới thanh sạch và rộn rã hoan ca.

Hành trình thơ của Hàn Mặc Tử đi từ cổ điển đến lãng mạn, tợng trng và chớm siêu thực. T duy nghệ thuật vì thế có sự đan xen, hoà quyện giữa cốt cách truyền thống và hiện đại. ẩn dụ trong thơ không đi chệch quỹ đạo ấy. Nghĩa là khi biểu đạt liên tởng, "ẩn dụ nhận thức" phơng Tây đồng hành cùng "ẩn dụ biểu cảm" (Diệp Khê Mật) phơng Đông trong t duy sáng tạo của Hàn Mặc Tử. Đây là ẩn dụ kiểu biểu cảm cổ điển phơng Đông: Trăng cổ độ hết vơng cành trúc / Hẹn

đoàn viên tình thực chiêm bao (Say chết đêm nay). Còn khi Hàn Mặc Tử viết: áo ta rách rới trời không vá / Mà suốt mùa trăng mặc vải trăng (Lang thang), đâu

chỉ là ẩn dụ về một kiếp sống bị bỏ rơi, bị lãng quên dới cuộc đời ! Sự suy lý bắt nguồn từ cái "chủ biệt" của thân phận, nguồn gốc, hành trạng Hàn Mặc Tử khiến ngời ta nhận thức rằng, thi nhân liên tởng tới bí tích "ánh sáng là áo khoác của Chúa ! Chúa trải ra nh một bức màn lớn" [15, 1105]. Và nh thế, dù là một con chiên ngoan đạo thuần thành, thi nhân cũng không giấu đợc những ám ảnh về niềm cứu rỗi không tới. Điều này thật đúng với quan niệm của Trần Đình Sử khi cho rằng: "ẩn dụ đây không đơn giản là một phép chuyển nghĩa của từ ngữ mà là một cách t duy đợc biểu hiện qua nhiều phơng diện" [118, 59].

Trong thơ Hàn Mặc Tử, liên tởng có tính chất "trùng phức", vì thế ẩn dụ có chiều sâu. Từ đó, nội hàm - "cái đợc biểu đạt" trong thơ cũng trở nên sâu xa, kín đáo hơn. Sự đồng dạng của "cái biểu đạt" với "cái đợc biểu đạt" trong phép

ẩn dụ chính là biểu hiện của liên tởng [128, 509]. Tính chất trùng phức của liên tởng luôn có xu hớng chuyển hoá cái đợc biểu đạt thành cái biểu đạt nhằm kêu gọi những tầng nghĩa phong phú hơn:

Mùa xuân em sẽ rất nhiều hoa bớm

Bởi thơ anh tô điểm đẹp trăm chiều

(Duyên kỳ ngộ)

Ngời ta sẽ nhanh bỏ qua những hoa bớm của mùa xuân để đắm say với một mùa xuân huyền nhiệm nơi em. Tình tứ, trinh trắng, ấy là xuân của giai nhân, và Hải

đờng mơn mởn cành tơ / Ngày xuân càng gió càng ma càng nồng (Truyện Kiều -

Nguyễn Du) là sự bừng toả của niềm mê đắm "kỳ ngộ". Nhng, cũng có thể, ngời ta chỉ ngất ngây trong thoáng chốc rồi cúi đầu ngẫm nghĩ về khát khao cứu vớt, nâng đỡ của thi nhân trong cơn bi thảm của số phận.

Bản chất của liên tởng nghệ thuật là sự nối kết về mĩ cảm các sự vật, hiện tợng, hình ảnh, hình tợng mà chủ thể cảm nhận trong quá trình sáng tạo. ở ch- ơng 1 chúng ta đã bàn đến các loại liên tởng: tơng đồng, tơng cận, đối lập, nhân quả. Nếu liên tởng tơng đồng đợc bộc lộ qua biện pháp ẩn dụ thì liên tởng tơng cận tìm đến biện pháp hoán dụ. "Hoán dụ là định danh thứ hai dựa trên mối liên hệ hiện thực giữa khách thể đợc định danh với khách thể có tên gọi đợc chuyển sang dùng cho khách thể đợc định danh" [73, 66]. Điều này có nghĩa là, hoán dụ là cách gọi tên sự vật hiện tợng này bằng tên của sự vật hiện tợng khác trên cơ sở mối liên hệ hoặc gần gũi nào đó giữa chúng.

Về mặt nhận thức, vũ trụ là "tơng đối", bất toàn, bất định và phức tạp. Tuy nhiên, nó phải là một chỉnh thể, một chỉnh thể mà ta gọi là vũ trụ. Điều này cho chúng ta hiểu rằng mọi mối liên hệ trong vũ trụ đều có thể xảy ra, vấn đề là chúng ta nhìn nhận, khám phá nh thế nào. Đối với nghệ thuật, trờng nhìn lại càng phong phú và vì thế nó thiết lập những liên hệ đôi khi làm nản lòng các nhà khoa học.

Trong thơ Hàn Mặc Tử, hoán dụ đợc sử dụng để biểu đạt những liên tởng tơng cận. Biện pháp này nhắm tới mục đích "hiểu lại" nghĩa của từ cũng nh tên gọi của đối tợng thẩm mĩ mà hớng vận động là chú ý đến cái gần gũi, gần giống hoặc có mối liên hệ với cái định danh. Hàn Mặc Tử nhắc đến: "vạt áo hờng", "mùi son phấn", "má hồng", "hàm răng ngà ngọc, hàm răng đa tình", da trắng, "tóc xanh",... là nhắc đến giai nhân. Hoán dụ biểu đạt sự liên tởng hớng tới đối t- ợng toàn vẹn trên cơ sở bộ phận mang đặc trng tiêu biểu:

Lá xuân sột soạt trong làn nắng

Ta ngỡ em ơi vạt áo hờng

(Nắng tơi) Nơng nơng ơi ! Biết nhau từ độ ấy

Tóc xanh thêm và tình đậm đã nhiều

(Quần tiên hội)

Cũng nh thế, cái tôi đa tình, khát yêu của thi nhân đôi khi hiện lên chỉ với một vài nét mang tính đại diện: Môi khô cha nếm mùi son phấn / Khao khát, trời ơi !

Bụm nớc khe (Quả da); Gối điệp mơ màng vùng trỗi dậy / Vừa toan tính đó có ai hay (Canh khuya cảm tác).

Nh vậy, ẩn dụ, hoán dụ là những phơng thức chuyển tải liên tởng đắc dụng trong thơ Hàn Mặc Tử. Không đơn giản để có thể gọi ra những ẩn ý của thi nhân qua hệ thống ngôn từ, hình ảnh, hình tợng. Nhng thông qua việc tìm hiểu dấu ấn của liên tởng thể hiện trong phơng thức ẩn dụ, hoán dụ ta lý giải đợc sự tơng đồng, tơng cận có khi chìm rất sâu trong xúc cảm thẩm mĩ khi thi nhân cảm nhận thế giới và con ngời. ẩn dụ, hoán dụ trong thơ Hàn Mặc Tử thể hiện khả năng liên tởng kì diệu của thi nhân, đồng thời cho thấy sự vận động làm nên tính chất mới mẻ trong t duy nghệ thuật của thơ ca hiện đại. Khoái cảm thẩm mĩ của ngời tiếp nhận cũng vì thế mà đợc gia tăng, năng lợng thơ vì thế mà trở nên giàu có. Tiếp nhận thơ, nghiên cứu trờng liên tởng của Hàn Mặc Tử trong thơ ta thấy rất nên lu ý nhận định của M. Heideger: "Không bao giờ và bất cứ trong ngôn ngữ nào ở giữa nhân gian, cái điều thốt ra lại là điều đợc nói đến" [13, 190].

3.1.2. So sánh

Có thể nói một trong những phơng thức tạo lập hình ảnh mạnh nhất của văn chơng là so sánh. Biện pháp tu từ này chiếm u thế so với các biện pháp khác trong văn học nghệ thuật bởi khả năng mang đến những nhận thức và xúc cảm cho ngời đọc. Trên bình diện tổng thể, thơ Hàn Mặc Tử vẫn chủ yếu nằm ở địa hạt của chủ nghĩa lãng mạn, vì thế so sánh trở thành phơng thức biểu hiện u việt những liên tởng thẩm mĩ của thi nhân.

Về mặt khái niệm, có thể hiểu "So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó ngời ta đối chiếu hai đối tợng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tợng" [73, 154].

Trờng liên tởng trong t duy sáng tạo nghệ thuật của Hàn Mặc Tử hết sức phức tạp. Chính vì thế, phép so sánh bên cạnh việc thể hiện những cảm nhận thuộc phạm trù ý thức là những sự liên hệ mĩ cảm đôi khi xuất phát từ trực giác có nguồn gốc sâu xa trong vô thức, tiềm thức. Trên ba bình diện lớn của trờng liên tởng là: không gian, thời gian và con ngời, Hàn Mặc Tử đã vận dụng so sánh để biểu đạt những cảm nhận của mình rất hiệu quả. Không gian siêu thoát của "cõi trời cách biệt" về thực chất là thế giới của ớc mơ, trừu tợng, siêu hình, nhng sẽ đợc hiện lên bằng những so sánh hết sức linh diệu của thi nhân: Trái cây bằng

và trời tuôn ơn phớc / Nh triều thiên vờn lợn khắp không gian (Nguồn thơm); Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho / Thêm nghĩa lý sáng trng nh thất bảo (Đêm xuân cầu nguyện). Thế giới trong mơ ớc của thi nhân là thế giới siêu thoát, nghĩa

là trần thế không thể là đối tợng để so sánh với nó. Vì vậy liên tởng của thi nhân đặt vế so sánh trừu tợng bên cạnh vế đợc so sánh cũng trừu tợng. Ngỡ là "bất đắc" nhng sự thực lại hiệu dụng vô cùng: Trời nh hớp phải thơ men ngan ngát /

Đắm muôn ngôi tinh lạc xuống mời phơng (Nguồn thơm); Lời nguyện gẫm xanh nh màu huyền diệu / Não nề lòng viễn khách giữa cơn mơ (Hãy nhập hồn em); Thơm nh tiếng ngọc lng chừng / Mát nh hơi mát của lòng đơng tơ (Nhạc bay); Hãy nâng lên và nâng lên chút nữa / Sáng thơm tho nh ánh ngọc hừng đông

(Vầng trăng). Điều gì làm nên sự huyền diệu của những liên tởng biểu đạt trong phép so sánh rất lạ ấy ? Tất cả là ở sự mầu nhiệm của lòng, sức liên tởng sâu xa có cội rễ từ tiềm thức. Vốn dĩ những gì cao sang, phú quý, những gì đẹp đẽ trong tiềm thức của con ngời gắn với ngọc vàng châu báu, thơm tho và sáng láng. Liên tởng của tác giả cũng nh của ngời đọc tự nó sẽ liên hội những dấu ấn của tiềm thức để gợi lên hình ảnh của một "cõi trời cách biệt" không hiện hữu ở trần thế.

Liên tởng để làm hiện lên một thế giới đau thơng, đầy bi luỵ, Hàn Mặc Tử sử dụng so sánh trên cả hai phơng diện: trừu tợng so với trừu tợng và trừu tợng so với cụ tợng, hữu hình, hữu thể. Vẫn là cách so sánh nh trên khi thi nhân ví:

Thinh không tan nh bào ảnh h vô / Dải Ngân Hà biến theo cầu Ô Thớc (Sao, vàng, sao); Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền / Không u ám nh cõi lòng ma quỷ (Ngoài vũ trụ), nhng khi biểu đạt một thế giới đau thơng Hàn Mặc Tử có xu

Một phần của tài liệu TRƯỜNG LIÊN TƯỞNG TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ (Trang 101 -117 )

×