Thay lời kết của chuyên đề

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 – 2020 (Trang 31 - 33)

1. Hiện nay, có quan điểm cho rằng, khi xuất khẩu ở các giai đoạn phát

triển có điểm xuất phát về trình độ phát triển cao hơn thì tốc độ tăng trưởng sẽ

chậm hơn so với các giai đoạn trước đó. Vì thế, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

của giai đoạn 2016 – 2020 sẽ chậm hơn giai đoạn 2011 – 2015. Chúng tôi nhận thức rằng, phát triển xuất khẩu phải phù hợp với tính chu kỳ kinh tế. Năm 2010 – 2011 kinh tế thế giới đang ở giai đoạn vượt đáy, phục hồi chậm

từ sau năm 2012 đến 2015, có thể đạt đỉnh vào năm 2016 – 2017. Do đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 sẽ chậm hơn giai đoạn 2016 – 2020.

2. Có quan điểm cho rằng, để nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất

khẩu, cần chuyển nhanh phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Quan điểm này còn có phần chủ quan, duy ý chí vì giai đoạn trước mắt,

các ngành công nghiệp phải tập trung vào tái cơ cấu, vấn đề lao động và việc

làm vẫn đang rất gay gắt nên xuất khẩu vẫn phải dựa vào phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động. Mặt khác, công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản chưa thể phát triển nhanh để chế biến hết sản phẩm thô xuất khẩu. Công

nghiệp hóa dầu chưa đủ năng lực chế biến hết sản lượng dầu thô được khai

thác và công nghiệp than vẫn đang có nhu cầu đầu tư nâng cấp nên vẫn còn phải tiếp tục xuất khẩu một phần khoáng sản thô.

3. Trong quá trình hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập các FTA, đang có

sự xung đột về lợi ích giữa các ngành thay thế nhập khẩu (đang tiếp tục nhận được sự bảo hộ nhất định, tỉ lệ bảo hộ giảm chậm, và có tỉ suất lợi nhuận cao) với các ngàh hướng về xuất khẩu (có tỉ lệ bảo hộ giảm nhanh, tỉ suất lợi nhuận

rất thấp). Vì thế, thời kỳ tới,cần phải xử lý hài hòa lợi ích của hai nhóm ngành này.

4. Việc cơ cấu lai xuất nhập khẩu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sẽ đụng chạm đến nhiều nhóm lợi ích trong xã hội, nếu không có sự nỗ lực và

quyết liệt, trước hết là từ phía Nhà nước và cộng đồng các doanh nghiệp, nước

ta sẽ khó có thể tạo được sự chuyển dịch nhanh cơ cấu xuất nhập khẩu. Thực

tế cho thấy, trong 10 năm qua, cả trong Chiến lược và Đề án phát triển xuất

khẩu, chúng ta đều đề ra mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu hàng xuất

khẩu, nhưng thiếu nỗ lực và quyết liệt, nên cơ cấu hàng xuất khẩu gần như chưa thay đổi đáng kể (trong 10 năm qua, tỉ lệ hàng chế biến, chế tạo chỉ tăng được khoảng 10 điểm phần trăm, bình quân chưa đạt 1%/năm; Trong thời gian đó, tỉ lệ của nhóm sản phẩm khoáng sản thô không giảm và lại tăng lên). Cũng

trong 10 năm qua, tỉ lệ nhóm máy móc thiết bị và công nghệ trong cơ cấu nhập khẩu có xu hướng giảm mạnh, trái ngược với xu thế chung của thế giới, nhập

khẩu chưa chú trọng trong phục vụ nhu cầu gia tăng phần cốt lõi của công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản

phẩm, trong đó có sản phẩm xuất khẩu trong dài hạn. Nếu không nỗ lực và quyết liệt cơ cấu lại nhập khẩu thì sẽ không thực hiện được mục tiêu đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước

công nghiệp theo hướng hiện đại.

5. Trong 10 năm qua, chúng ta đã tham gia 6 FTA khu vực, dẫn đến tập trung thương mại tại khu vực thị trường Châu Á và tăng nhập siêu từ khu vực

thị trường đã ký FTA. Điều đó là trái ngược với định hướng Chiến lược điều

chỉnh thị trường nhằm giảm tỉ trọng nhập khẩu từ thị trường Châu Á. Hệ quả

là tỉ trọng của thị trường Châu Á không giảm mà lại có xu hướng tăng lên, làm

tăng nhập khẩu thiết bị và công nghệ thấp, để lại hậu quả lâu dài cho nền kinh

tế. Vì thế, trong thời kỳ tới phải quán triệt quan điểm hội nhập các FTA phải

phù hợp với định hướng điều chỉnh Chiến lược thị trường nhằm tăng tỉ trọng

nhập khẩu từ các thị trường có công nghệ cao như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật

Bản.

6. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã chú trọng và tập trung nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, chưa chú trọng đúng mức để đẩy mạnh xuất

khẩu dịch vụ và xuất khẩu tại chỗ nên xuất khẩu dịch vụ giảm tốc (giai đoạn

2006 – 2010 tăng trưởng chậm hơn nhiều giai đoạn 2001 – 2005), xuất khẩu

tại chỗ chưa tương xứng với tiềm năng. Vì thế, thời kỳ tới cần đa dạng hóa phương thức xuất khẩu, chú trọng hơn xuất khẩu dịch vụ và xuất khẩu tại chỗ để cải thiện cán cân thanh toán vãng lai, cân bằng được cán cân thương mại.

7. Sau khi gia nhập WTO, luồng vốn FDI đang chuyển hướng bất lợi

cho Việt Nam, bất lợi cho phát triển xuất khẩu (từ các ngành công nghiệp chế

biến chế tạo hàng xuất khẩu sang lĩnh vực kinh doanh tài sản, khách sạn, nhà

hàng không tạo ra sản phẩm xuất khẩu). Vì thế, thời kỳ tới cần đẩy mạnh thu

hút vốn FDI vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, áp dụng các biện pháp

Một phần của tài liệu CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 – 2020 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)